Thế giới

Mỹ: Gói cứu trợ kỷ lục 2,2 nghìn tỷ USD chính thức có hiệu lực

ClockThứ Bảy, 28/03/2020 07:16
TTH.VN - Hai ngày sau khi được Thượng viện Mỹ thông qua, tối 27/3 (giờ Mỹ), Hạ viện nước này cũng đã thống nhất phê duyệt gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử đất nước trị giá 2,2 nghìn tỷ USD, nhằm giúp người dân và doanh nghiệp đối phó với suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.

Thiếu hụt thiết bị y tế trầm trọng, 2 người chung 1 máy thở ở New YorkMỹ là ổ dịch COVID-19 mới, 5.000 tỷ USD được bơm cho nền kinh tế toàn cầuTổng thống Mỹ ban hành đạo luật hỗ trợ 104 tỷ USD chống COVID-19

Với gói cứu trợ vừa được thông qua, nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ sẽ được hỗ trợ về mặt tài chính. Ảnh minh hoạ: AP/VOV

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã nhanh chóng ký thông qua dự luật, khiến nó ngay lập tức có hiệu lực. Theo đó, hàng tỷ USD sẽ được đổ vào các dịch vụ y tế ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch nghiêm trọng này.

"Đất nước chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp về kinh tế và sức khỏe do COVID-19, đại dịch tồi tệ nhất trong hơn 100 năm qua. Cho dù làm gì tiếp theo đi nữa thì ngay lúc này, chúng ta sẽ thông qua dự luật", Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi khẳng định trong cuộc tranh luận kéo dài suốt 3 tiếng đồng hồ ở Hạ viện. 

Hôm qua, Mỹ đã chính thức vượt Trung Quốc và Italy, trở thành quốc gia có số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới. Tính đến 5h30 sáng nay, số ca dương tính với virus ở Mỹ đã lên đến 101.652, với 1.587 trường hợp tử vong.

Reuters cho biết, ít nhất 5 thành viên của Quốc hội Mỹ đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 và hơn 20 người đã tự cách ly để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người già là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương với COVID-19, căn bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của các thành viên Hạ viện Mỹ vào đầu năm 2019 là 58 tuổi, cao hơn nhiều so với độ tuổi trung bình 38 đối với toàn bộ dân số nước này.

Được biết, gói giải cứu này là biện pháp cứu trợ tài chính lớn nhất từ ​​trước tới nay của Quốc hội Mỹ. Với tổng trị giá 2,2 nghìn tỷ USD, gói cứu trợ sẽ bao gồm 500 tỷ USD để giúp các ngành công nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh và 290 tỷ USD cho các khoản tiền chi trực tiếp lên tới 3.000 USD/hộ cho hàng triệu gia đình Mỹ.

Nó cũng sẽ cung cấp 350 tỷ USD cho các khoản vay của các doanh nghiệp nhỏ, 250 tỷ USD cho viện trợ thất nghiệp mở rộng và ít nhất 100 tỷ USD cho các bệnh viện và các hệ thống y tế liên quan.

Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, sự hỗ trợ lưỡng đảng hiếm hoi trong Quốc hội Mỹ lần này đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của đại dịch toàn cầu hiện nay khi đã lây lan đến 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hệ thống y tế của Mỹ và nhiều nước khác rơi vào tình trạng quá tải.

Ngoài ra, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người dân nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên 3,28 triệu, mức cao nhất từ ​​trước đến nay.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top