Thế giới

Mỹ hướng đến thỏa thuận khung kinh tế với châu Á vào năm 2022

ClockThứ Bảy, 11/12/2021 14:57
TTH.VN - Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo khẳng định, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch ký kết một thỏa thuận khung về kinh tế “rất mạnh mẽ” với các quốc gia châu Á trong năm tới.

Mỹ xem xét bầu đại sứ tại Singapore vào thời điểm tái gắn kết với châu Á – Thái Bình DươngNhật Bản coi trọng vai trò của Mỹ và EU với sự ổn định ở châu Á

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo phát biểu tại một cuộc họp báo. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo đó, thỏa thuận khung về kinh tế nói trên sẽ tập trung vào các lĩnh vực, bao gồm điều phối các chuỗi cung ứng, kiểm soát xuất khẩu, và tiêu chuẩn về trí tuệ nhân tạo.

Phát biểu trong một cuộc thảo luận bàn tròn được tổ chức tại trụ sở của Hãng thông tấn Bloomberg ở tiểu bang New York (Mỹ), bà Gina Raimondo cho biết về việc tăng cường sự kết nối của Mỹ với châu Á: “Đó là một ưu tiên của tổng thống”.

Cũng theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, thỏa thuận khung này sẽ có cơ chế “linh hoạt”, trong đó một số quốc gia có thể sẽ không cần phải tham gia vào tất cả các hạng mục. Kế hoạch hướng đến sự kết nối không chỉ với các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singapore, Australia và New Zealand, mà còn với các nền kinh tế mới nổi như Malaysia, Việt Nam và Thái Lan.

Trong đó, chuỗi cung ứng cho những mặt hàng quan trọng bao gồm chất bán dẫn là một trọng tâm đặc biệt. Mục tiêu sẽ là “sự hợp tác lâu dài và mạnh mẽ xung quanh các chuỗi cung ứng”, giúp giải quyết vấn đề thiếu sự phối hợp giữa nhà sản xuất và người dùng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top