Thế giới

Mỹ xem xét bầu đại sứ tại Singapore vào thời điểm tái gắn kết với châu Á – Thái Bình Dương

ClockThứ Hai, 22/11/2021 18:27
TTH.VN - Từ khi Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nhậm chức đến nay, chưa có ai đảm nhận cương vị Đại sứ Mỹ tại Singapore.

Quan hệ Việt Nam – Mỹ: Từ hòa giải đến mối quan hệ về chấtMỹ: Doanh số bán lẻ bất ngờ tăng, thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tếViệt Nam, Mỹ và cơ hội trở thành đối tác chiến lượcPhương pháp “Zero COVID” ở châu Á - Thái Bình Dương có thể khiến khu vực gặp nhiều thử tháchMỹ chạy đua tiêm chủng để giảm sự lây lan của biến thể Delta

Mỹ đã và đang nỗ lực tái gắn kết với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Trong 5 năm qua, sau khi Đại sứ Mỹ tại Singapore Kirk Wagar ngưng đảm nhận chức vụ này, Mỹ đã cử rất nhiều đại diện tạm thời đảm nhận với tư cách là người phụ trách.

Tuy nhiên, vào cuối tuần vừa qua, Thượng Viện Mỹ đã chấm dứt thời kỳ dài của “chiếc ghế trống” bằng cách chọn doanh nhân công nghệ Jonathan Eric Kaplan là ứng cử viên đầu bảng cho chức Đại sứ Mỹ tại Singapore.

Chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với châu Á – Thái Bình Dương chỉ vừa bắt đầu

Được biết, trong chuyến thăm của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đến châu Á, bao gồm cả Singapore vào tuần trước, nữ bộ trưởng đã trình bày chi tiết về các kế hoạch của Mỹ đối với một khuôn khổ kinh tế mới ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Theo đó, Mỹ vẫn đang triển khai mọi nỗ lực liên quan đến một số lĩnh vực chính bao gồm nền kinh tế kỹ thuật số, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, kiểm soát xuất khẩu và năng lượng sạch, đồng thời nhấn mạnh rằng mọi hợp tác sẽ linh hoạt và toàn diện.

Trước chuyến thăm này, Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore cùng với 4 Phòng Thương mại Mỹ trong khu vực đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), qua đó công nhận đây sẽ là một kế hoạch quan trọng trong chiến lược kinh tế mạnh mẽ nhất mà Mỹ có thể có trong khu vực.

Nhìn chung, CPTPP vẫn là hiệp định đa phương tiêu chuẩn cao nhất đang hoạt động. Với sự vắng mặt của Mỹ, các nước thành viên còn lại đã giữ nguyên nền tảng của hiệp định bằng cách đưa ra những quy tắc về xuất xứ cứng rắn, giảm thuế quan, thúc đẩy linh hoạt chuỗi cung ứng và đồng ý các thủ tục gia nhập cho các ứng cử viên mới.

Nhắc lại những điều được các nhà lãnh đạo khu vực nêu bật, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Mới của Bloomberg rằng Mỹ tham gia CPTPP sẽ là “cách tiếp cận lý tưởng”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã tuyên bố rõ ràng rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden không có kế hoạch tham gia CPTPP.

Trước tình hình này, các chính phủ và doanh nghiệp trong khu vực cần làm việc với chính quyền ông Joe Biden trước khi Mỹ phát triển các chi tiết của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương mới và thực hiện nó.

Thời điểm này là quan trọng này để Mỹ tái gắn kết với khu vực về thương mại và đầu tư, cung cấp cho giả định ông Jonathan Eric Kaplan được đảm nhận vai trò Đại sứ Mỹ tại Singapore.

Kỳ vọng từ ông Jonathan Eric Kaplan

Với tư cách là một doanh nhân và là nhà sáng tạo công nghệ, người đã phát mình ra máy quay video gia đình Flip, mang lại tác động mạnh đến các dịch vụ chia sẻ video số trực tuyến khi đang giữ chức vụ Giám đốc điều hành Pure Digital Technologies, ông Jonathan Eric Kaplan rất rõ cách làm thế nào để kết hợp kinh doanh, công nghệ và lợi ích quốc gia.

Hiện là Chủ tịch của EducationSuperHighway, một tổ chức phi lợi nhuận có nhiệm vụ kết nối các trường công lập của Mỹ với Internet tốc độ cao, ông Jonathan Eric Kaplan đã tập trung vào việc sử dụng công nghệ để cung cấp các giải pháp cho thách thức xã hội.

Hoàn toàn có khả năng để ông Kaplan đứng đầu một đại sứ quán của Mỹ. Đây có thể là một mấu chốt trong nỗ lực của Mỹ nhằm xây dựng và thực thi toàn bộ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của nước này.

Một đại sứ chính trị có nền tảng kinh doanh, công nghệ và tài chính hoàn toàn có thể trở thành người đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển khuôn khổ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Tại phiên điều trần xác nhận của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vào tháng 10, ông Jonathan Eric Kaplan đã xác nhận rằng ưu tiên của mình là tăng cường quan hệ thương mại song phương Mỹ - Singapore, làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác an ninh để chống tội phạm mạng và khủng bố, đồng thời thúc đẩy các chương trình giáo dục và trao đổi.

Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại kỹ thuật số và cam kết sẽ đặt Mỹ là “trung tâm” trong các cuộc thỏa thuận thương mại.

Trong một thông tin có liên quan, Đại sứ được chỉ đỉnh Kaplan đến nhậm chức tại Singapore vào thời điểm quan trọng, khi chính quyền Biden đẩy mạnh quan hệ ngoại giao cao cấp với Đông Nam Á.

Với tư cách là Chủ tịch CPTPP vào năm 2022, thành viên của RCEP và nhiều hiệp định thương mại kỹ thuật số... vai trò của Singapore sẽ khá quan trọng trong tiến trình hợp tác và ông Kaplan cũng được dự đoán sẽ đảm nhận vai trò riêng không kém phần quan trọng là người trung gian.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ công bố các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Cuba

Theo tin từ NBC News hôm qua, Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố những thay đổi về quy định nhằm cho phép nước này hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho khu vực tư nhân non trẻ của Cuba và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ dựa trên internet của Mỹ.

Mỹ công bố các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Cuba
Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Return to top