Thế giới

Mỹ: “Khi ASEAN thịnh vượng, thế giới sẽ tốt đẹp hơn”

ClockThứ Ba, 09/05/2023 08:32
TTH.VN - Đại sứ Mỹ tại ASEAN Yohannes Abraham cho biết, Mỹ mong muốn tăng cường quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khu vực vốn “cực kỳ quan trọng” đối với tiến trình thúc đẩy sự hiện diện lớn hơn của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Chính phủ Mỹ cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của khu vực ASEANĐối thoại quốc gia toàn diện là chìa khóa để giải quyết vấn đề ở MyanmarViệt Nam và đối tác đạt thỏa thuận gói tài chính khí hậu 15,5 tỉ USDTăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023Mỹ, Ấn Độ: Nâng cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với ASEAN

leftcenterrightdel
 Mỹ coi ASEAN là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ. Ảnh minh hoạ: ASEAN.usmission.gov/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

“Về cơ bản, chúng tôi cho rằng ASEAN thịnh vượng, kiên cường và độc lập là điều tốt cho tất cả chúng ta. Vì vậy, chúng tôi mong muốn và tin tưởng sâu sắc vào vai trò trung tâm của ASEAN. Dựa trên những điều này, chúng tôi muốn hợp tác với khu vực, cũng như thông qua ASEAN để tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các vấn đề quan trọng đối với 1 tỷ dân của chúng ta”, Đại sứ Yohannes Abraham cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CNA.

Trong cuộc phỏng vấn này, Đại sứ Abraham lưu ý, điều này sẽ liên quan đến việc các bộ phận khác nhau của chính phủ Mỹ sẽ hợp tác với các đối tác ASEAN trong nhiều lĩnh vực như y tế và năng lượng.

Theo cách này, họ có thể tìm ra giải pháp cho những thách thức mà tất cả chúng ta cùng đối mặt và cũng tìm ra những phương án và cách thức để chúng ta có thể nắm bắt những cơ hội trước mắt. Quan trọng, Mỹ cho rằng những cam kết và sự tương tác này nên được bắt nguồn từ cấp cao nhất.

ASEAN là trung tâm của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden chia sẻ, ASEAN là “trái tim” của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà chính quyền của ông đã đưa ra.

Cụ thể, “khu vực Đông Nam Á đặc biệt quan trọng đối với chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. Chúng tôi cho rằng ASEAN đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc khu vực và khi ASEAN thịnh vượng, độc lập, tất cả chúng ta đều sẽ tốt lên. Nếu khu vực tốt lên, cả thế giới sẽ tốt đẹp lên”, ông Abraham nhấn mạnh.

Trong một thông tin được CNA đăng tải vào ngày 8/5, ông Abraham, người đã tuyên thệ nhậm chức Đặc phái viên của Mỹ tại ASEAN vào tháng 9/2022 cho biết, lập ra cam kết giữ vai trò trung tâm của ASEAN có nghĩa là cần phải làm việc, hợp tác chặt chẽ với khối khu vực về nhiều vấn đề trọng điểm, cho dù đó là thách thức hay cơ hội, đồng thời cũng phải thể hiện mình “là một đối tác đáng tin cậy và bền vững”.

Đảm bảo an ninh y tế công cộng và giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu cũng vô cùng quan trọng khi một số quốc gia ASEAN là các nước đặc biệt dễ bị tổn thương. Khi Mỹ thực hiện điều này, Mỹ phải làm tất cả những gì có thể để tiếp tục coi đây là một khu vực tăng trưởng và mang lại sự thịnh vượng cho người dân.

Về mặt kinh tế, trong nhiều năm qua, Mỹ đã hợp tác rất chặt chẽ với nhóm về Cơ chế một cửa ASEAN, một nền tảng cho phép hạ thấp các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại trong ASEAN. Sáng kiến này đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh ở thị trường ASEAN tiết kiệm hàng tỷ USD.

“Chúng tôi nghĩ điều đó sẽ tốt cho ASEAN. Chúng tôi tin tưởng điều này thực sự tốt cho sự kết nối của ASEAN và tốt cho sự tăng trưởng của khu vực. Về cơ bản, chúng tôi tin tưởng những điều đó tốt cho cả chúng tôi và cho khu vực”, ông Abraham nhấn mạnh.

Indonesia có tiếng nói quan trọng trên trường quốc tế

Khi được hỏi về cách tiếp cận của Washington đối với ASEAN, ông Abraham nhấn mạnh rằng “Sự quan tâm của chúng tôi dành cho ASEAN hoặc đầu tư của chúng tôi vào ASEAN là bởi vì đây là một khu vực cực kỳ quan trọng mà chúng tôi rất hào hứng”.

Indonesia hiện là chủ tịch luân phiên của khối, quốc gia này được đánh giá là đóng một vai trò quan trọng trên trường quốc tế. “Indonesia là một tiếng nói rất rất quan trọng trên toàn cầu. Chúng ta đã chứng kiến điều đó tại G20 năm 2022, nơi mà vai trò lãnh đạo của Indonesia được thể hiện đầy đủ trước thế giới”, ông Abraham chia sẻ. Qua đây, Mỹ cũng kỳ vọng sẽ hỗ trợ những nỗ lực của nước này nhằm tiếp tục câu chuyện tăng trưởng của ASEAN.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top