Thế giới

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023

ClockThứ Tư, 30/11/2022 17:31
TTH.VN - Các nền kinh tế lớn của ASEAN, vốn dường như đang tăng trưởng trở lại sau các tác động của đại dịch COVID-19, có thể sẽ phải đối mặt với triển vọng tăng trưởng khó khăn hơn trong năm tới do lãi suất thắt chặt trên toàn cầu, đặc biệt là các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cộng với đó là thị trường Trung Quốc hạ nhiệt do tác động của các chính sách nghiêm ngặt để chống dịch.

Không suy thoái nhưng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng chậmNền kinh tế Anh đang tụt hậu nhiều hơn so với các quốc gia phát triển khácTăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến giảm vào năm 2023ASEAN - gã khổng lồ kinh tế hình thành với câu chuyện tăng trưởng độc đáoChủ tịch Ngân hàng Thế giới: Nguy cơ suy thoái ở châu Âu đang gia tăng

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn của ASEAN có thể giảm trong năm 2023 do các đợt tăng lãi suất của Fed và thị trường Trung Quốc hạ nhiệt. Ảnh minh họa: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang

Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nền kinh tế lớn bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan có thể sẽ giảm xuống còn 4,3% vào năm 2023, thấp hơn so với dự đoán đưa ra bởi Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) - Nikkei Asia hồi tháng 6 vừa qua là 4,8%.

Tỷ lệ tăng trưởng của ASEAN cũng có thể sẽ giảm đi sau khi đạt đỉnh vào quý III, sau đó giảm xuống mốc 4,3% vào năm 2023, tức giảm hơn 0,5% từ mức khảo sát trước đó.

Mặc dù cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản và Nikkei Asia không bao gồm 5 nền kinh tế khác, song do các mối liên kết thương mại và đầu tư chặt chẽ, cũng như tính liên kết giữa các nền kinh tế, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều khó thoát khỏi tác động...

Phần lớn các cơ quan đa phương đều nhìn thấy mức tăng trưởng khá dành cho Campuchia trong năm nay, nhưng với những khó khăn toàn cầu đang hiển hiện rất rõ, các chuyên gia hầu như sẽ “không ngại” điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế cho năm tới. Đơn cử, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế cho Campuchia ở mức 5,3% vào năm 2022, nhưng đã hạ dự báo cho năm 2023 từ 6,5% xuống còn 6,2% do tăng trưởng toàn cầu yếu hơn.

Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia đã chốt mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nước này ở mức 6,6% và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người ở mức 1.924 USD.

Các nhà kinh tế và chuyên gia từ 5 quốc gia thành viên ASEAN và Ấn Độ, những người tham gia vào cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 9 vừa qua đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 cho 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á được nêu trên do lo ngại suy thoái toàn cầu trong bối cảnh lãi suất tại Mỹ tăng.

Cụ thể, triển vọng cho năm tới của Indonesia đã giảm từ mức 5,1% xuống còn 4,9%, Malaysia từ 4,6% xuống còn 4%, Philippines từ 5,6% xuống còn 5,4%, Singapore từ 3,5% xuống còn 2,2% và Thái Lan chạm mốc 3,7%, giảm sâu so với mức 4,4% ước tính trong tháng 6.

Trong khi đó, vào năm 2022, 5 quốc gia này được dự đoán sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 5%, bằng với mức dự báo của cuộc khảo sát đưa ra hồi tháng 6. Các nhà kinh tế kỳ vọng Indonesia sẽ tăng trưởng 5,1%, Malaysia 6,9%, Philippines 6,5%, Singapore 3,8% và Thái Lan 3,2%.

Sự suy thoái của Mỹ và hậu quả là tiêu dùng giảm có thể dẫn đến xuất khẩu yếu hơn ở khu vực châu Á, điều này sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực trong năm tới. Đây là điệp khúc chung của các nhà kinh tế.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Thái Lan đứng thứ 32 về Chỉ số hiện đại hóa thương mại toàn cầu năm 2024

Chỉ số hiện đại hóa thương mại toàn cầu (GTMI) năm 2024 đã xếp Thái Lan đứng thứ 32 trên 65 quốc gia; với mức độ sẵn sàng cho thương mại kỹ thuật số của quốc gia này đã được cải thiện, nhưng tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế trong quý đầu tiên của năm nay thấp hơn dự kiến.

Thái Lan đứng thứ 32 về Chỉ số hiện đại hóa thương mại toàn cầu năm 2024
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Return to top