Thế giới

Mỹ ngăn chặn nhập khẩu tôm từ nhiều doanh nghiệp Malaysia do sử dụng kháng sinh

ClockChủ Nhật, 05/01/2020 16:29
TTH.VN - Tin từ The Star cho biết, trong năm 2019, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (USFDA) đã đưa nhiều nhà xuất khẩu tôm của Malaysia vào “danh sách đỏ”, sau khi mẫu của 18 lô hàng từ 11 nhà xuất khẩu nước này được phát hiện có chứa chất kháng sinh chloramphenicol.

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc lớn nhất của Việt NamNgành xuất khẩu Na Uy tổn thất lớn do cá hồi nhiễm virus ISA

Nhiều lô hàng tôm xuất khẩu của Malaysia được phát hiện chứa chất kháng sinh. Ảnh minh hoạ: Congluan

Trước đó, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2018, USFDA cũng đã đưa 28 nhà xuất khẩu tôm Malaysia vào danh sách đỏ vì mẫu thử ở 56 lô hàng có chứa nitrofurans.

Theo The Star, trong khi các lô hàng tôm xuất khẩu này bị hạn chế do kháng sinh, thì tôm nuôi bán tại địa phương ít được kiểm tra kỹ càng như vậy. Do vây, người dân Malaysia vô tình tiêu thụ tôm bị nhiễm độc có chứa kháng sinh - nitrofurans và chloramphenicol - có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Và một số loại tôm này có thể tìm thấy được bày bán khá phổ biến tại hầu hết các khu chợ ở Malaysia.

Suốt nhiều năm qua, nhiều người dân đã được cảnh báo về hậu quả của việc tiêu hóa các loại chất kháng sinh có trong hải sản, nhưng vấn đề này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến bây giờ.

Các chuyên gia tin rằng, dư lượng từ hai loại kháng sinh nói trên là chất có thể gây ung thư. Thậm chí, chloramphenicol còn dẫn đến một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng khi gây suy tủy xương, dẫn đến việc sản sinh các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu bị thiếu hụt.

Được biết, trong số 28 nhà xuất khẩu của Malaysia bị USFDA đưa vào danh sách đỏ vì xuất khẩu tôm có chứa nitrofurans, 19 doanh nghiệp có trụ sở tại Penang. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Malaysia Sim Tze Tzin cho rằng nước này bị liệt vào danh sách đỏ là do các nhà sản xuất tôm nhiễm kháng sinh từ các quốc gia khác đã sử dụng Malaysia làm trung tâm trung chuyển. Theo ông, các nhà xuất khẩu Malaysia này có thể đã tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng.

"Dựa trên các trường hợp trước đây, chúng tôi tin rằng họ đã nhập khẩu tôm đông lạnh từ các quốc gia khác và tái xuất khẩu chúng sang Mỹ. Do đó, chúng tôi đã thắt chặt kiểm soát", ông nói.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The Star)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top