Thế giới

Mỹ phẫu thuật thử nghiệm thành công ca ghép thận lợn cho người

ClockThứ Tư, 20/10/2021 09:43
TTH.VN - Lần đầu tiên, một quả thận lợn đã được cấy ghép vào cơ thể người mà không làm xuất hiện tình trạng đào thải ngay lập tức bởi hệ thống miễn dịch của người nhận.

Đột phá y khoa: Người có HIV còn sống đầu tiên hiến thận cứu ngườiCâu chuyện về 'mẹ đẻ' y dược hiện đạiSingapore: Người chưa tiêm phòng COVID-19 sẽ không được vào trung tâm mua sắmTân Thủ tướng Nhật Bản & công cuộc thúc đẩy y tế toàn cầuNga hoàn tất thủ tục cuối cùng để vaccine Sputnik V được WHO phê duyệt

Giới chuyên gia đang triển khai nhiều nghiên cứu về khả năng ghép nội tạng lợn cho người. Ảnh minh họa: Nông nghiệp Việt Nam

Thành quả được ghi nhận là một tiến bộ lớn có thể hỗ trợ giúp giảm bớt sự thiếu hụt nghiêm trọng về nội tạng người để cấy ghép.

Cụ thể, cuộc phẫu thuật ghép thận đặc biệt này được thực hiện tại Bệnh viện NYU Langone Health tại thành phố New York (Mỹ), trong đó sử dụng một con lợn đã được biến đổi gen để các mô của nó không còn chứa một phân tử được biết đến với khả năng kích hoạt sự đào thải gần như ngay lập tức.

Trả lời phóng viên hãng tin Reuters, các nhà nghiên cứu cho biết người nhận là một bênh nhân chết não có dấu hiệu rối loạn chức năng thận.

Tiến sĩ Robert Montgomery, trưởng nhóm nghiên cứu thông tin, kết quả kiểm tra cho thấy chức năng thận “tương đối bình thường”.

Cũng theo Tiến sĩ Robert Montgomery, không có bằng chứng về dấu hiệu đào thải mạnh mẽ, vốn trước đó đã được nhìn thấy khi ghép thận của lợn chưa biến đổi gen vào linh trưởng.

Mức creatinine bất thường của người nhận trước đó – một chỉ số cho thấy chức năng thận kém đã trở lại bình thường sau khi được cấy ghép.

Theo số liệu thống kê của tổ chức phi lợi nhuận United Network for Organ Sharing, tại Mỹ, gần 107.000 người hiện đang chờ đợi để được ghép nội tạng, trong đó có hơn 90.000 người đang chờ đợi thận. Thời gian đợi ghép thận trung bình là từ 3-5 năm.

Các nhà nghiên cứu đã làm việc trong hàng thập kỷ để xem xét về khả năng sử dụng nội tạng động vật để cấy ghép cho người. Song kế hoạch đối mặt với nhiều hạn chế do sự đào thải ngay lập tức của cơ thể người.

Nhóm của Tiến sĩ Montgomery đưa ra giả thuyết rằng việc loại bỏ gen lợn để lấy một loại Carbohydrate – loại bỏ đường Alpha-gal gây ra sự đào thải sẽ ngăn chặn được vấn đề.

Trong một thông tin có liên quan, lợn được biến đổi gen tên là GalSafe, được nuôi dưỡng và nghiên cứu bởi Revivicor, công ty con của United Therapeutics Corp. Nó đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vào tháng 12/2020 để dùng làm thực phẩm cho những người bị di ứng thịt và xem đây như một nguồn tiềm năng về liệu pháp điều trị cho con người.

Cơ quan này cho biết, các sản phẩm y tế được phát triển từ lợn vẫn cần có sự chấp thuận cụ thể từ FDA trước khi sử dụng trên người.

Hiện các nhà nghiên cứu khác đang nghiên cứu xem liệu lợn GalSafe có thể là nguồn cung cấp mọi thứ, từ van tim cho đến lấy da để ghép cho bệnh nhân hay không.

Tiến sĩ Montgomery, cũng là một người được ghép tin cho biết, thí nghiệm ghép thận ở NYU sẽ mở đường cho các thử nghiệm phẫu thuật ghép thận ở các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, được dự đoán có thể diễn ra trong từ một đến hai năm tới. Những thử nghiệm này có thể được nhìn nhận như một biện pháp ngắn hạn cho những bệnh nhân đang bị bệnh nặng cho đến khi có một quả thận người có sẵn để ghép vĩnh viễn.

Tiến sĩ Robert Montgomery cũng chia sẻ thêm rằng các nhà nghiên cứu đã làm việc với toàn bộ y đức, cũng như các chuyên gia pháp lý và tôn giáo để suy xét về kế hoạch này trước khi xin phép một gia đình cho phép tiếp cận tạm thời với một bệnh nhân chết não.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100%

Từ năm 2025, đối với một số trường hợp mắc các bệnh hiếm, hiểm nghèo, cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao... người bệnh được lên thẳng tuyến khám chữa bệnh chuyên sâu (tuyến cuối) mà không cần phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng.

Bệnh hiếm, hiểm nghèo, phẫu thuật kỹ thuật cao được lên thẳng tuyến cuối, hưởng BHYT 100
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện

Ngày 12/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, người được ghép tim xuyên Việt thứ 12 đã làm thủ tục xuất viện. Lãnh đạo BV cùng đội ngũ chăm sóc sau ghép tặng hoa chúc mừng và chia vui cùng gia đình người bệnh.

Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện
Return to top