Thế giới

Mỹ sẽ thiếu 67.000 lao động ngành công nghiệp chip vào năm 2030

ClockThứ Tư, 26/07/2023 22:10
TTH.VN - Theo một nghiên cứu của hiệp hội ngành công nghiệp bán dẫn được công bố hôm qua (25/7), ngành sản xuất chip của Mỹ sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt khoảng 67.000 lao động vào năm 2030.

Mỹ-Hàn hợp tác sản xuất chip, thiết lập lại chuỗi cung ứng toàn cầuMỹ có kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD thúc đẩy ngành bán dẫn

leftcenterrightdel
Không riêng ở Mỹ, thiếu hụt nhân tài ngành chip là vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới 

 Ước tính lực lượng lao động tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn trong năm 2023 là khoảng 345.000 người, và con số này được dự đoán sẽ tăng lên 460.000 vào cuối thập kỷ, tức năm 2030. Tuy nhiên, với tốc độ sinh viên tốt nghiệp ra trường như hiện nay, Mỹ sẽ không cung cấp đủ lao động có trình độ để lấp đầy sự gia tăng này, nghiên cứu do Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA) và Oxford Economics thực hiện cho thấy.

Nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực để củng cố lĩnh vực chip nội địa. Đạo luật CHIPS - dành hàng chục tỷ USD hỗ trợ cho các địa điểm sản xuất mới, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đã được ký thành luật vào tháng 8 năm ngoái.

Được biết, Bộ Thương mại Mỹ đang giám sát khoản trợ cấp trị giá 39 tỷ USD được quy định theo Đạo luật CHIPS và các công ty chip hàng đầu như Intel, Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC và Samsung Electronics cho biết sẽ nộp đơn xin trợ cấp. Luật này cũng tạo ra khoản tín dụng thuế đầu tư 25% để xây dựng các nhà máy sản xuất chip mới, hoặc nhà máy chế tạo, trị giá 24 tỷ USD.

Theo SIA, những nhà máy mới này sẽ tạo ra nhiều việc làm, nhưng với nguồn nhân lực không theo kịp tốc độ phát triển của thị trường, ngành chip dự kiến sẽ thiếu hụt cả lao động tay chân lẫn các nhà khoa học máy tính, kỹ sư và kỹ thuật viên vận hành. Trong tương lai, khoảng một nửa số công việc trong ngành công nghiệp chip sẽ cần đến các kỹ sư.

“Đây là một vấn đề mà chúng ta đã phải đối mặt trong một thời gian dài”, Chủ tịch SIA John Neuffer nói. “Nhưng với Đạo luật CHIPS nói riêng và việc các công ty chuyển hướng về sản xuất tại Mỹ ngày càng nhiều hơn, vấn đề này thực sự đã trở nên cấp bách hơn”, ông cho biết.

Thiếu hụt nhân tài ngành chip là vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Và theo báo cáo, sự thiếu hụt lao động ngành chip có tay nghề cao là một phần của sự thiếu hụt sâu rộng hơn các sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ở Mỹ. Đến cuối năm 2023, ước tính khoảng 1,4 triệu vị trí có thể không tuyển dụng được lao động phù hợp.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
1
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Return to top