Thế giới

WHO tuyên bố châu Âu hiện là 'trung tâm' của đại dịch COVID-19

ClockThứ Bảy, 14/03/2020 09:41
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 13/3, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định rằng châu Âu hiện là "trung tâm" của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 toàn cầu và cảnh báo không thể biết khi nào dịch bệnh sẽ bùng phát.

Nhiều quan chức, người nổi tiếng trên thế giới nhiễm SARS-CoV-2Phát hiện 'hành lang dịch COVID-19' ở Bắc bán cầuDịch COVID-19 ngày 13-3: Số người chết tại Ý vượt ngưỡng 1.000, Úc hủy giải F1Ấn Độ ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19Các nước Châu Âu đưa ra nhiều biện pháp khẩn cấp chống Covid-19

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Nguồn: THX/TTXVN

Trong một cuộc họp báo tại Geneva, ông Ghebreyesus cho biết số người nhiễm bệnh và các ca tử vong được báo cáo mỗi ngày ở châu Âu nhiều hơn tất cả phần còn lại của thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, và châu Âu hiện đã là “trung tâm” mới của đại dịch toàn cầu COVID-19.

Ông nhấn mạnh số ca tử vong vì COVID-19 hiện đã vượt quá 5.000 người và "đây là một cột mốc bi thảm."

Trong bối cảnh các quốc gia ở châu Âu và thế giới đưa ra các biện pháp mới mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự lây lan của dịch, bao gồm đóng cửa trường học và thắt chặt biên giới, Tổng Giám đốc WHO cho rằng các biện pháp này có thể hữu ích, nhưng các quốc gia cần thực hiện một cách tiếp cận toàn diện.

Theo ông, cần thực hiện đồng thời tất cả các biện pháp như kiểm tra, tìm kiếm, kiểm dịch, cách ly, không nên thực hiện từng biện pháp riêng lẻ. Các nước cần phải hành động nhiều hơn để phát hiện, bảo vệ và điều trị các trường hợp.

Ông Ghebreyesus kêu gọi các quốc gia phải tìm kiếm, cách ly, kiểm tra và xử lý mọi trường hợp, để phá vỡ chuỗi lây truyền bệnh. Mỗi trường hợp được tìm thấy và được điều trị sẽ đều hạn chế sự lây lan của dịch bệnh.

Theo Tổng giám đốc WHO, bất kỳ quốc gia nào có suy nghĩ “ dịch bệnh sẽ không xảy ra với chúng tôi” là đang phạm phải sai lầm "chết người."

Trong khi đó, người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nhấn mạnh các biện pháp được gọi là "cách ly xã hội," trong đó có việc cấm tụ tập ở nơi công cộng và đóng cửa trường học, "không phải là liều thuốc chữa bách bệnh".

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top