Thế giới

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

ClockThứ Năm, 29/02/2024 16:56
TTH.VN - Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

ASEAN và Nhật Bản hợp tác thu hồi kim loại quan trọng từ rác thải điện tửViệt Nam đồng hành cùng quốc tế giải quyết ô nhiễm rác thải nhựaCông nghệ giúp xử lý vấn đề rác thải thực phẩm ở Đông Nam ÁẤn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải

Rác thải tràn ngập trên một bãi biển ở Bandar Lampung, Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN 

Theo nghiên cứu mới của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), ô nhiễm sẽ ngày càng tăng, với những dự đoán cho thấy mức gia tăng rác thải lớn nhất sẽ xảy ra ở những khu vực hiện đang phụ thuộc vào việc đổ và đốt rác ngoài trời - những hoạt động thải ra khí nhà kính và làm rò rỉ hóa chất độc hại vào đất, nước và không khí.

Theo ước tính, nếu không có hành động khẩn cấp, núi rác dự kiến sẽ tăng lên 3,8 tỷ tấn vào giữa thế kỷ này, vượt xa các dự báo trước đó.

Nghiên cứu của UNEP cũng cho thấy gánh nặng kinh tế sẽ gần như tăng gấp đôi, từ khoảng 361 tỷ USD/năm vào năm 2020 lên khoảng 640 tỷ USD/năm vào năm 2050, bao gồm cả những “chi phí ẩn” liên quan đến việc xử lý rác thải kém dẫn đến ô nhiễm, suy giảm sức khỏe và biến đổi khí hậu.

Giám đốc điều hành UNEP - bà Inger Andersen, cho biết về bản chất, tốc độ tạo ra rác thải gắn liền với tăng trưởng GDP, và nhiều nền kinh tế đang phát triển nhanh cũng đang phải vật lộn với gánh nặng của sự gia tăng rác thải nhanh chóng.

Theo bà, báo cáo này có thể giúp các chính phủ trong nỗ lực “tạo ra xã hội bền vững hơn và bảo đảm một hành tinh đáng sống cho các thế hệ tương lai”.

Được biết, báo cáo của UNEP và Hiệp hội Chất thải rắn Quốc tế (ISWA) đã được đưa ra tại Hội nghị Môi trường của LHQ được tổ chức tuần này tại Nairobi. Trước đó, một báo cáo năm 2018 của Ngân hàng Thế giới ước tính rằng thế giới sẽ tạo ra 3,4 tỷ tấn rác thải hàng năm vào năm 2050.

“Không rác thải”

Theo ISWA, báo cáo này vừa cung cấp hướng dẫn vừa kêu gọi hành động để tìm kiếm giải pháp. Những giải pháp này bao gồm ngăn chặn rác phát sinh ngay từ đầu, cũng như các phương pháp tiêu hủy và xử lý rác thải tốt hơn, nhằm có thể làm giảm chi phí do rác thải gây ra trên toàn cầu mỗi năm vào năm 2050 xuống còn khoảng 270 tỷ USD.

Thậm chí, thế giới còn có thể làm tốt hơn nữa bằng cách chuyển sang một mô hình kinh tế tuần hoàn hơn - nơi phát triển kinh tế không gắn liền với sự gia tăng rác thải. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế ròng hơn 100 tỷ USD/năm.

Chuyên gia Zoe Lenkiewicz của UNEP - tác giả chính của báo cáo cho biết “những phát hiện của báo cáo này chứng minh rằng thế giới cần khẩn trương chuyển sang phương pháp không rác thải, đồng thời cải thiện quản lý rác thải để ngăn chặn ô nhiễm nghiêm trọng, hạn chế phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người”.

Các bãi chôn lấp trên thế giới là nguồn phát thải chính khí metan gây hiệu ứng nhà kính mạnh, được thải ra khi các rác thải hữu cơ như phế liệu thực phẩm phân hủy, đồng thời việc vận chuyển và xử lý rác thải cũng tạo ra carbon dioxide làm nóng hành tinh.

Theo UNEP, các hoạt động xử lý rác thải bừa bãi có thể đưa các hóa chất độc hại vào đất, nước và không khí, gây ra thiệt hại lâu dài, có khả năng không thể khắc phục đối với hệ thực vật và động vật địa phương, đồng thời tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, gây hại cho toàn bộ hệ sinh thái và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người”

Cơ quan này cũng cảnh báo việc đốt rác có thể giải phóng “hóa chất vĩnh cửu” vào không khí, có khả năng gây ra những tác động nguy hại đối với sức khỏe con người và môi trường.

Đáng lưu ý, nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 1 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến những sai lầm trong quản lý rác thải, bao gồm tiêu chảy, sốt rét, bệnh tim và ung thư.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế

Ngày 15/9, Doanh nghiệp xã hội MGREEN phối hợp với Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở khu vực miền Trung” tổng kết hoạt động phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế thông qua ứng dụng mGreen trên điện thoại di động.

Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế
Return to top