Thế giới

Năng lượng gió và Mặt trời lần đầu vượt 10% sản lượng điện toàn cầu

ClockThứ Sáu, 23/09/2022 08:58
TTH.VN - Lần đầu tiên, tổng số các dự án năng lượng gió và năng lượng Mặt trời trên thế giới đã đáp ứng hơn 10% nhu cầu điện toàn cầu vào năm 2021. Đây là nội dung vừa được Công ty nghiên cứu chiến lược BloombergNEF (BNEF) đưa ra trong báo cáo mới nhất.

Triển vọng từ trang trại thủy điện - điện mặt trời nổi lớn nhất thế giớiViệt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo

Một trang trại điện gió tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong đó, BNEF chỉ ra, nhu cầu điện tổng thể, sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than, và lượng khí thải đã cùng ghi nhận sự tăng vọt trong năm vừa qua, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ đại dịch COVID-19.

Nhận định về sự gia tăng này, ông Michael R Bloomberg, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tham vọng và giải pháp khí hậu, đồng thời là nhà sáng lập Bloomberg LP và Bloomberg Philanthropies cho rằng, những đợt tăng đột biến mới của sản lượng điện than là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế, sức khỏe của con người, cũng như cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

“Báo cáo này sẽ là một lời kêu gọi đến các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới rằng, quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch đòi hỏi những hành động lớn hơn và mạnh mẽ hơn, trong đó bao gồm các hành động trao quyền cho những quốc gia chịu trách nhiệm ít nhất về vấn đề biến đổi khí hậu; song, phải đối mặt với nhiều hậu quả tồi tệ nhất, nhằm đạt được tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này”, ông Michael R Bloomberg nói thêm.

Cũng theo báo cáo của BNEF, với sản lượng điện đạt gần 3.000 terawatt giờ, năng lượng gió và năng lượng Mặt trời đã chiếm tổng cộng 10,5% tổng sản lượng điện toàn cầu vào năm 2021.

Trong đó, đóng góp của năng lượng gió vào tổng sản lượng điện toàn cầu đã tăng lên mức 6,8%, trong khi năng lượng Mặt trời tăng lên đạt 3,7%. Đáng chú ý, cách đây 1 thập kỷ, 2 công nghệ này chỉ chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng điện.

Cũng trong năm ngoái, 39% tổng lượng điện năng đã được sản xuất trên toàn cầu là “không carbon”. Bên cạnh đó, công ty này cho biết thêm, các dự án thủy điện và điện hạt nhân chỉ đáp ứng hơn 1/4 nhu cầu điện trên thế giới.

Trong một động thái liên quan, người đứng đầu bộ phận chuyển đổi năng lượng của BNEF, bà Luiza Demôro nhận định, năng lượng tái tạo hiện đang là lựa chọn mặc định đối với đa số các quốc gia, những nơi đang tìm cách bổ sung hoặc thậm chí là thay thế công suất phát điện.

Bà Luiza Demôro nói thêm: “Điều này đơn giản là vì những công nghệ này thường có tính cạnh tranh cao nhất về chi phí”.

Được biết, năng lượng Mặt trời đã tiếp tục mở rộng với tốc độ đặc biệt mạnh mẽ vào năm 2021, cả về công suất mới bổ sung và các thị trường mới. Trong đó, năng lượng Mặt trời chiếm 1/2 tổng công suất điện bổ sung trên toàn cầu, ở mức 182 gigawatt.

Cũng lần đầu tiên, đóng góp của nguồn năng lượng này vào lưới điện toàn cầu vượt mức 1.000 terawatt giờ. Năng lượng Mặt trời về cơ bản đã trở nên phổ biến. Tại gần 1/2 tổng số các quốc gia được BNEF quan sát, năng lượng Mặt trời là lựa chọn hàng đầu.

Ngoài ra, BNEF lưu ý, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi từ đại dịch COVID-19, nhu cầu điện tăng vọt 5,6% so với cùng kỳ một năm trước đó, dẫn đến những căng thẳng mới đối với cơ sở hạ tầng hiện có, cũng như các chuỗi cung ứng nhiên liệu hóa thạch.

Sản lượng thấp hơn so với dự kiến ​​từ các nhà máy thủy điện, và giá khí đốt tự nhiên cao hơn cũng góp phần đưa điện than trở lại tâm điểm chú ý tại nhiều thị trường hơn. Sản lượng từ các nhà máy điện than đã lập kỷ lục, khi tăng 8,5% trong giai đoạn 2020-2021, lên 9.600 terawatt giờ.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Edge Markets & BloombergNEF)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản
Return to top