Thế giới

Nắng nóng kỷ lục thiêu đốt nhiều nước từ Mỹ, châu Âu cho đến Trung Quốc

ClockThứ Sáu, 14/07/2023 16:03
TTH.VN - Mùa hè mới bắt đầu ở Bắc bán cầu nhưng một đợt nắng nóng gay gắt đã bao trùm các khu vực ở châu Âu, Trung Quốc và Mỹ - nơi nhiệt độ vào cuối tuần này dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục - một minh chứng rõ ràng cho thấy sự nguy hiểm của tình trạng khí hậu nóng lên.

WMO: Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinhẤn Độ: Gần 100 người tử vong vì nắng nóng cực độKhủng hoảng khí hậu gia tăng khi nắng nóng phá kỷ lục tháng 5Sáng kiến tại Thái Lan, Singapore giúp người dân bớt ngột ngạt trong nắng nóngẤn Độ báo động toàn quốc về cái nóng thiêu đốt trong tháng 5

leftcenterrightdel
Một số quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha và Ba Lan, đang bị “nướng” trong nhiệt độ khắc nghiệt. Ảnh: Reuters/Nguoilaodong 

Theo AFP, Mỹ đã ban hành các khuyến cáo về nhiệt độ cực cao cho hơn 100 triệu người dân ở nước này. Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Mỹ dự báo các điều kiện đặc biệt nguy hiểm có thể xảy ra ở các bang Arizona, California, Nevada và Texas.

Trong khi đó, một số quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha và Ba Lan, cũng đang bị “nướng” trong nhiệt độ khắc nghiệt.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết nhiệt độ có thể tăng cao tới 48 độ C trên các đảo Sicily và Sardinia, và đó “có thể là nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận ở châu Âu”.

Bắc Phi cũng đang trong tình trạng nắng nóng ngột ngạt và Cơ quan Khí tượng Maroc đã đưa ra cảnh báo đỏ về nắng nóng cực độ đối với các khu vực phía nam của đất nước.

Một số khu vực của Trung Quốc, bao gồm thủ đô Bắc Kinh, cũng đang phải đối mặt với những đợt nắng nóng như thiêu đốt trong nhiều tuần qua. Các nhà chức trách cho biết những đợt nắng nóng này đã xuất hiện từ đầu năm nay và lan rộng với cường độ nghiêm trọng hơn so với những năm trước. Một công ty điện lực lớn của Trung Quốc tuyên bố sản lượng điện trong một ngày của họ đã đạt mức cao kỷ lục 4,09 tỷ kilowatt giờ (kWh) vào thứ Hai (10/7), khi nhu cầu sử dụng điện ở một số nơi tăng vọt vì nắng nóng.

Theo Cơ quan vũ trụ Mỹ NASA và Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu, tháng trước đã trở thành tháng 6 nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử.

Tổng thư ký Petteri Taalas của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo rằng tình trạng thời tiết cực đoan do khí hậu ấm dần lên không may đã trở thành “điều bình thường mới”.

Theo WMO, nhiệt độ quá cao là một trong những hiện tượng khí hậu nguy hiểm nhất. Một nghiên cứu gần đây ước tính hơn 61.000 người đã thiệt mạng vì nắng nóng gay gắt trong mùa hè ở châu Âu năm ngoái.

Một yếu tố góp phần khiến nhiệt độ tăng cao hơn trong năm nay có thể là do kiểu khí hậu được gọi là El Nino. Các sự kiện El Nino, xảy ra từ 2 đến 7 năm một lần, được đánh dấu bằng nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn mức trung bình ở trung tâm và phía đông Thái Bình Dương gần Xích đạo, và kéo dài khoảng 9 đến 12 tháng.

Theo các nhà khoa học khí hậu, sự nóng lên toàn cầu có thể gây ra lượng mưa lớn hơn và thường xuyên hơn. Trong khi đó, các đại dương cũng không tránh khỏi cái nóng ngay từ đầu mùa hè.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ cho biết nhiệt độ nước ngoài khơi bờ biển phía nam Florida của nước này đã vượt quá 32 độ C.

Đối với Địa Trung Hải, nhiệt độ bề mặt sẽ “đặc biệt cao” trong những ngày tới và những tuần tới, vượt quá 30 độ C ở một số khu vực – tức cao hơn vài độ so với mức trung bình, WMO dự báo.

Nhiệt độ đại dương ấm lên có thể gây ra những hậu quả tàn khốc đối với đời sống thủy sinh, xét cả về khả năng sinh tồn và xu hướng di cư của các loài thuỷ hải sản. Đáng lo ngại, sự gia tăng nhiệt độ đại dương cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến ngành đánh bắt cá.

Ở phía kia của hành tinh, lượng băng ở Nam Cực trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất từng được ghi nhận trong một tháng.

Thế giới đã ấm lên trung bình gần 1,2 độ C kể từ giữa những năm 1800, gây ra những đợt nắng nóng dữ dội hơn, hạn hán nghiêm trọng hơn ở một số khu vực, trong khi những cơn bão cũng dữ dội hơn ở những nơi khác do mực nước biển dâng.

WMO cho biết đợt nắng nóng hiện nay càng “nhấn mạnh tính cấp bách ngày càng tăng của việc cắt giảm khí thải nhà kính càng nhanh và càng nhiều càng tốt”.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top