Thế giới
Châu Á:

Khủng hoảng khí hậu gia tăng khi nắng nóng phá kỷ lục tháng 5

ClockThứ Sáu, 02/06/2023 10:58
TTH.VN - Hãng thông tấn Reuters ngày 1/6 đăng tải bài viết cho hay, các quốc gia trên khắp châu Á phải hứng chịu một đợt nắng nóng cực đoan khác, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ theo mùa trên toàn khu vực, làm dấy lên mối lo ngại về khả năng thích ứng với khí hậu thay đổi nhanh chóng.

Thiệt hại về con người, kinh tế, môi trường do biến đổi khí hậu đang tăngQuốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

leftcenterrightdel
 Người dân đi bộ dưới thời tiết nắng nóng tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Sau khi những đợt sóng nhiệt gay gắt xuất hiện tại các khu vực rộng lớn của lục địa châu Á hồi tháng 4 năm nay, nhiệt độ lại tăng vọt vào cuối tháng 5 vừa qua, đây thường là thời điểm bắt đầu mùa gió mùa mát mẻ hơn.

Cụ thể, các mức nhiệt độ cao theo mùa đã được ghi nhận ở Trung Quốc, Đông Nam Á và những nơi khác; trong khi đó, các chuyên gia cảnh báo sẽ còn xuất hiện thêm nhiều mức nhiệt độ cao.

"Không thể nói rằng, đây là những sự kiện thời tiết mà chúng ta cần phải làm quen, thích nghi và giảm thiểu, bởi vì chúng sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu tiếp diễn", bà Sarah Perkins-Kirkpatrick, một nhà khoa học khí hậu tại Đại học New South Wales ở Australia nhận định.

Tại Trung Quốc, thành phố Thượng Hải vào ngày 29/5 vừa qua đã trải qua ngày nóng nhất trong tháng 5 trong hơn một thế kỷ. Một ngày sau đó, một trạm thời tiết ở trung tâm sản xuất công nghệ phía Đông Nam của thành phố Thâm Quyến cũng lập kỷ lục trong tháng 5 ở mức nhiệt 40,2 độ C. Đợt sóng nhiệt được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp miền Nam Trung Quốc trong vài ngày nữa.

Ngoài ra, Ấn Độ, Pakistan và khu vực Đông Nam Á đã trải qua một đợt sóng nhiệt gay gắt vào tháng 4, gây thiệt hại cơ sở hạ tầng trên diện rộng và làm gia tăng các trường hợp sốc nhiệt. Được biết, Bangladesh cũng đã ghi nhận mức nhiệt độ nóng nhất trong 50 năm qua, trong khi Thái Lan chạm mức kỷ lục nhiệt độ 45 độ C. Bên cạnh đó, sóng nhiệt tại Việt Nam được dự báo sẽ kéo dài sang tháng 6 này.

Đáng chú ý, đợt sóng nhiệt hồi tháng 4 đã "có khả năng xảy ra cao hơn gấp 30 lần" do tình trạng biến đổi khí hậu, một nhóm các nhà nghiên cứu khí hậu cho biết hồi tháng trước. Và nhiệt độ tăng vọt hiện nay "có thể do các yếu tố tương tự gây ra", ông Chaya Vaddhanaphuti đến từ Đại học Chiang Mai của Thái Lan, thuộc nhóm các nhà nghiên cứu này nói thêm.

Trong một động thái liên quan, Ấn Độ và các quốc gia khác đã thiết lập những biện pháp nhằm đối phó với các rủi ro sức khỏe phát sinh từ nắng nóng cực đoan, mở cửa các "phòng mát" công cộng và áp đặt các biện pháp hạn chế đối với công việc ngoài trời. Tuy nhiên, ông Chaya Vaddhanaphuti cho biết, các Chính phủ cần lập kế hoạch tốt hơn, đặc biệt là để bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương hơn.

Trong một bài báo được xuất bản vào tháng 4, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bristol (Anh) đã cảnh báo, những khu vực ít trải qua nắng nóng cực đoan trước đây có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro cao nhất; trong đó xác định miền Đông nước Nga, cũng như thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc và các quận xung quanh nằm trong số những khu vực dễ bị tổn thương hơn.

Tiếp đó, trong một nghiên cứu khác được công bố hồi tuần trước, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng, có tới 2 tỷ người sẽ tiếp xúc với nắng nóng nguy hiểm, nếu thế giới vẫn tiếp tục đà tăng hiện nay với mức tăng trung bình 2,7 độ C trong thế kỷ này, với Ấn Độ có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top