Thế giới
Quan hệ ASEAN – Trung Quốc:

Nâng tầm dựa trên tôn chỉ tôn trọng, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi

ClockThứ Hai, 22/11/2021 10:30
TTH.VN - Các chuyên gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc và ASEAN dự kiến sẽ chính thức nâng cấp quan hệ để khai thác tiềm năng hợp tác chất lượng cao hơn – bao gồm nghiên cứu vaccine COVID-19 – tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc đặc biệt, kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại hai bên, dự kiến diễn ra vào ngày 22/11.

Các nước ASEAN+3 phải tiếp tục hợp tác, chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau dịch COVID-19Trung Quốc mong muốn cùng ASEAN thúc đẩy hợp tác thiết thựcTrung Quốc, ASEAN mở ra kỷ nguyên mới về thịnh vượng và phát triển chungASEAN tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoàiThủ tướng dự khai mạc Hội nghị thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEAN

Lãnh đạo các nước chụp ảnh chung tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 21. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hợp tác dựa trên tôn chỉ

Động thái được thực hiện sau khi cả ASEAN và Trung Quốc nỗ lực làm sâu sắc hơn lợi ích chung thông qua các tôn chỉ bao gồm tôn trọng lẫn nhau, đàm phán hữu nghị và hợp tác cùng có lợi trong suốt 30 năm qua, tạo nên hình mẫu về mối quan hệ hợp tác thành công nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Các nhà phân tích cho biết thêm rằng, việc lãnh đạo Trung Quốc tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt này cho thấy Trung Quốc coi ASEAN là ưu tiên cao về mặt ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao láng giềng và sẵn sàng hợp tác sâu rộng hơn, bền vững hơn và chất lượng cao hơn trong 30 năm tới.

Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt lần này có khả năng chứng kiến mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN được nâng tầm lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, điều này là tự nhiên khi cả hai đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau, cũng như là đối tác ăn ý nhất và đối tác chiến lược năng động nhất. Mối quan hệ cũng đóng vai trò như một trụ cột quan trọng vì mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á – Thái Bình Dương.

Cả ASEAN và Trung Quốc đều bày tỏ sẵn sàng nâng cấp mối quan hệ trong năm nay. Cụ thể, vào tháng 6 vừa qua, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc gặp với ngoại trưởng các nước ASEAN tại Trùng Khánh, ông phát biểu rằng cả hai bên có thể tìm cách nâng quan hệ Trung Quốc – ASEAN lên thành mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Sau đó vào cuối tháng 10, Quốc vương Brunei Darussalam, đương kim chủ tịch ASEAN cho biết ASEAN đã đồng ý xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc.

Tuy nhận được nhiều đánh giá, ý kiến trái chiều về thông tin này, song các chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh nước này và ASEAN tìm cách nâng cấp quan hệ hoàn toàn vì nhu cầu thiết thực của cả hai bên, không bị bất kỳ bên thứ ba nào tác động hoặc ảnh hưởng.

Hợp tác sâu rộng và thành công nhất trong khu vực

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh Xu Liping trả lời phóng viên báo Global Times rằng, quan hệ Trung Quốc – ASEAN là một tấm gương điển hình cho hợp tác khu vực năng động và thành công nhất ở châu Á – Thái Bình Dương, khi hai bên đã và đang nỗ lực tuân thủ tôn chỉ của ASEAN về tôn trọng lẫn nhau và hợp tác hữu nghị trong giải quyết tranh chấp, đồng thời tìm kiếm sự phát triển chung và bảo vệ ổn định khu vực.

Trong một ý kiến có liên quan, Yang Xiyu, một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc, đồng thời cũng là nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc nhận xét, quan hệ ASEAN – Trung Quốc đã tạo ra một tấm gương cho mối quan hệ quốc tế giữa các quốc gia có hệ thống xã hội khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau với nhiều điểm khác biệt.

Trung Quốc ủng hộ vai trò thí điểm của ASEAN trong hợp tác khu vực, cụ thể là mở rộng ASEAN+1 đến ASEAN+6, trong đó bao gồm 10 quốc gia thành viên của ASEAN và các nước đối tác trong khu vực, như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Bên cạnh đó, quan hệ ASEAN – Trung Quốc đã tạo niềm tin vào sự phát triển khu vực và thậm chí là sự phát triển của toàn cầu.

Các mối quan hệ khi được nâng cấp sẽ kéo theo những hợp tác sâu rộng hơn nữa ở nhiều cấp, trong nhiều lĩnh vực như thương mại và đầu tư, kết nối, giao lưu giữa nhân dân hai bên, văn hóa và giáo dục, hợp tác trong khoa học và công nghệ, cũng như trong các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống bao gồm thay đổi khí hậu, an ninh lương thực và sức khỏe cộng đồng.

Quan hệ ASEAN – Trung Quốc ổn định đã phần nào ngăn chặn nguy cơ quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Mỹ chuyển biến xấu, khi khối ASEAN cương quyết giữ tinh thần trung lập không chọn bên nào bất chấp áp lực gia tăng.

Cùng với đó, mối quan hệ ổn định của khối với Trung Quốc cũng cho phép Trung Quốc đóng vai trò là “trung gian hòa giải” trong vấn đề Myanmar và họ tin rằng điều quan trọng đối với Trung Quốc là trước tiên phải duy trì sự đoàn kết của ASEAN, sau đó tuân theo nguyên tắc này để thúc đẩy đàm phán giữa ASEAN và Myanmar, đồng thời ủng hộ sự phát triển hòa bình và ổn định ở Myanmar - vấn đề được xem là mối quan tâm chính không chỉ của riêng Myanmar, mà còn của cả ASEAN và toàn khu vực.

Hi vọng trong tương lai

Trong tương lai, khả năng cao ASEAN và Trung Quốc sẽ khai thác tiềm năng hợp tác mới trong các lĩnh vực như nghiên cứu và sản xuất vaccine, kinh tế kỹ thuật số và thành phố sinh thái, khám phá kết nối theo nội dung Triển vọng ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và làm sâu sắc hơn các hiệp định thương mại tự do.

Các nhà phân tích nhận định, mối quan hệ song phương này ngày càng sâu sắc sẽ chứng kiến cả hai trở thành những người đầu tiên phục hồi giao lưu nhân dân trên thế giới, với sự công nhận vaccine lẫn nhau và chứng kiến quá trình phục hồi kinh tế nhanh nhất thế giới sau một thời gian đối mặt và gánh chịu những ảnh hưởng gây nên bởi đại dịch COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ Global Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top