Thế giới
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long:

Các nước ASEAN+3 phải tiếp tục hợp tác, chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau dịch COVID-19

ClockThứ Năm, 28/10/2021 16:17
TTH.VN - Theo một phát biểu của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản nên tiếp tục hợp tác với nhau trong bối cảnh “đầy thách thức” trong thời buổi hiện nay.

SOM ASEAN+3: Nghiên cứu, phát triển vaccine COVID-19 an toàn, hiệu quảAMRO: Các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 6,7%Tăng cường quan hệ hợp tác mạnh mẽ tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3Các nước ASEAN+3 thảo luận phương án phục hồi kinh tế khu vựcRCEP - tình hình và tương lai của hiệp định

 

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong một phát biểu. Ảnh minh họa: Daily Mail/Dân trí

Tại Hội nghị ASEAN+3 lần thứ 24, Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố rằng tương lai hợp tác giữa các quốc gia ASEAN+3 (APT) tiếp tục có “nhiều hứa hẹn”. Những thời điểm thách thức này đã chứng tỏ khả năng của các nước APT trong nỗ lực làm sâu sắc hơn hợp tác khu vực và chống lại các cuộc khủng hoảng.

Các nước APT nên tiếp tục làm việc cùng nhau trong việc chuẩn bị sẵn sàng cho đại dịch và chuẩn bị cho tiến trình phục hồi của các nền kinh tế.

Khi bàn về cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 và chuẩn bị cho các đại dịch khác trong tương lai, các quốc gia APT phải tiếp tục xây dựng năng lực y tế công cộng thông qua hợp tác, trao đổi thông tin và chia sẻ các phương pháp hay nhất.

“Chúng ta mong chờ tiến bộ trong các cuộc thảo luận về đề xuất Dữ trữ Nguồn cung Y tế APT cho các trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng và Lực lượng đặc nhiệm APT về Đại dịch”, Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ tại hội nghị.

Theo đó, ngoài những quan tâm về sức khỏe trước mắt, đại dịch đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của công dân các nước. Singapore hoan nghênh việc thông qua Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APT về Hợp tác sức khỏe tâm thần. Điều này đề cập đến một khía cạnh đáng quan tâm, nhưng thường bị bỏ qua trong đời sống của người dân.

Trong một diễn biến khác có liên quan, về chuẩn bị cho tiến trình phục hồi của các nền kinh tế, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông rất vui vì Sáng kiến Đa phương hóa Chiang Mai đã được cập nhật thêm trong năm nay để củng cố “mạng lưới an toàn tài chính khu vực”.

Theo đó, các nước cũng nên dựa trên Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APT về việc tăng cường hợp tác APT để có khả năng phục hồi kinh tế và tài chính khi đối mặt với những thách thức mới nổi. Những nỗ lực này sẽ không chỉ giảm thiểu tác động của đại dịch mà còn giúp chuẩn bị cho tiến trình phục hồi của các quốc gia trong thời gian tới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Return to top