Thế giới

NATO: Cần nỗ lực phối hợp để ngăn chặn COVID-19

ClockThứ Năm, 02/04/2020 08:39
TTH.VN - Cuộc khủng hoảng sức khỏe đang diễn ra là “một kẻ thù vô hình chung” và phản ứng đồng bộ là điều cần thiết, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg nói với Hãng thông tấn CNBC ngày 1/4.

Mỹ hỗ trợ các nước ASEAN đối phó với Covid-19WHO cảnh báo: COVID-19 'còn lâu mới chấm dứt' tại châu Á - Thái Bình DươngCOVID-19: LHQ kêu gọi 2,5 nghìn tỷ USD viện trợ cho các quốc gia đang phát triển

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, ông Jens Stoltenberg. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Đại dịch COVID-19 làm quá tải các hệ thống y tế, khiến nhiều quốc gia phải đặt trong tình trạng phong toả và thúc đẩy các biện pháp tiền tệ và tài chính từ các chính quyền.

“Đây là một kẻ thù vô hình chung và do đó, chúng ta cần những nỗ lực chung và phối hợp từ các đồng minh NATO”, Tổng thư ký Jens Stoltenberg nhấn mạnh.

Ông Jens Stoltenberg cho biết, nhiệm vụ chính của NATO là đảm bảo các tổ chức khủng bố và những kẻ địch khác không lợi dụng đại dịch, nhưng tổ chức này cũng có vai trò để thực hiện trong việc hỗ trợ các nỗ lực dân sự nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này.

“Đó chính xác là những gì chúng tôi làm”, Tổng thư ký NATO khẳng định; đồng thời lưu ý rằng, các lực lượng quân sự đã và đang tham gia vào việc kiểm soát các đường biên giới, cũng như xây dựng những bệnh viện dã chiến.

Cuộc khủng hoảng “ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”

Tình hình này khác với những tình hình khác đã phải đối mặt trong quá khứ, bởi vì nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người, ông Jens Stoltenberg nhận định.

“Rất thường xuyên, khi chúng ta đối mặt với một cuộc khủng hoảng, nó là một cuộc khủng hoảng chỉ ảnh hưởng đến một hoặc hai, hay một số lượng hạn chế các quốc gia, và sau đó những quốc gia khác có thể cung cấp hỗ trợ. Giờ đây, các quốc gia cũng tập trung vào nhu cầu của mình, vì đây là một cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”, ông Jens Stoltenberg nói thêm, trong bối cảnh NATO đang kêu gọi các đồng minh hỗ trợ lẫn nhau.

Cũng theo Tổng thư ký NATO, một số ít quốc gia có năng lực dự phòng và đang mở rộng hỗ trợ cho những quốc gia khác. Chẳng hạn như, các bệnh viện của Đức đã đề nghị điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 của Italy, theo nguồn tin từ Hãng thông tấn Reuters.

Được biết, các Bộ trưởng Ngoại giao của NATO sẽ tổ chức một hội nghị trực tuyến trong hai ngày ngày 2-3/4 để thảo luận về cách thức “đẩy mạnh và tăng tốc các nỗ lực”.

“Chúng tôi có thể xem xét những gì chúng tôi có thể làm nhiều hơn, bởi vì điều này sẽ kéo dài. Điều này sẽ mất thời gian trước khi chúng tôi có thể hủy bỏ tất cả các biện pháp cần thiết trong cuộc chiến chống lại cuộc khủng hoảng này”, ông Jens Stoltenberg lưu ý.

Dịch bệnh COVID-19 đã lây nhiễm cho hơn 930.000 người và khiến ít nhất 47.000 người thiệt mạng, theo số liệu được cập nhật trên trang Worldometers tính đến 5h30 phút sáng nay 2/4 (theo giờ Việt Nam).

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC & Worldometers)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thành công từ sự nỗ lực

Sau dịch COVID-19, chị Trần Thị Hà (sinh năm 1976, hội viên phụ nữ tổ dân phố 6, Phú Bài, TX. Hương Thủy) thất nghiệp. Cũng đã có tuổi, không việc làm, chị Hà đứng trước vô vàn khó khăn và những mối lo về gánh nặng kinh tế gia đình. Được sự động viên của người thân và sự giúp đỡ của hội liên hiệp phụ nữ các cấp, chị Hà đã mạnh dạn vay vốn để mở gia trại chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

Thành công từ sự nỗ lực
Nỗ lực xóa hết hộ nghèo

Sau khi triển khai rà soát hộ nghèo vào cuối năm 2023, phường Phường Đúc (TP. Huế) còn 2 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,07%. Thực hiện mục tiêu "sạch" hộ nghèo, từ đầu năm đến nay chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể đã triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững (GNBV). Đến cuối tháng 11/2024, Phường Đúc trở thành địa phương không có hộ nghèo của thành phố.

Nỗ lực xóa hết hộ nghèo
Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm

Không trông chờ vào những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, bằng nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, huyện Phong Điền đã xóa được nhà tạm cho nhiều hộ nghèo ở địa phương.

Phong Điền nỗ lực xóa nhà tạm
Return to top