Thế giới

NATO không triển khai hoạt động chiến đấu mới ở Afghanistan

ClockThứ Năm, 05/11/2015 07:03
TTH.VN - NATO sẽ không khởi động một hoạt động chiến đấu mới ở Afghanistan, mặc dù vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ nước này trong cuộc chiến chống lại các lực lượng nổi dậy, hãng tin Sputnik dẫn lời Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết ngày hôm qua (4/11). 

Afghanistan gần đây đang phải chứng kiến ​​sự trỗi dậy của bạo lực sau khi lực lượng nổi dậy Taliban chiếm lấy nhiều vùng đất rộng lớn ở phía bắc đất nước. Trước tình hình đó, các nước Hoa Kỳ, Đức và Anh tình nguyện ở lại quốc gia này sau ngày rút quân ban đầu.

Binh sĩ NATO tại Afghanistan. Ảnh: Globalresearch.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tây Ban Nha, Tổng thư ký Stoltenberg nói rằng, ông hoan nghênh thiện chí của các nước đồng minh NATO và các quốc gia đối tác khác về việc tiếp tục sự hiện diện quân sự ở Afghanistan; tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng, "chúng tôi sẽ không triển khai một hoạt động chiến đấu mới".

"Chúng tôi đã kết thúc sứ mệnh chiến đấu vào cuối năm ngoái, nhưng những gì chúng tôi quyết định là vẫn tiếp tục Nhiệm vụ Hỗ trợ Resolute... và vấn đề đặt ra là chúng ta sẽ thực hiện điều đó như thế nào, với những loại quân gì và tiến hành trong khoảng thời gian bao lâu", Tổng thư ký Stoltenberg nói rõ.

Nhiệm vụ Hỗ trợ Resolute phi chiến đấu được đưa ra vào hồi tháng Giêng năm nay với mục đích đào tạo, tư vấn và hỗ trợ cho các lực lượng an ninh Afghanistan và các tổ chức khác.

Sự hiện diện của NATO tại Afghanistan dự kiến sẽ là một trong những chủ đề chính tại cuộc họp sắp tới của Ngoại trưởng các nước thuộc khối quân sự này, được tổ chức vào ngày 1 và ngày 2/12 tới đây.

Taliban đã tiến hành nhiều cuộc công kích trong vài tháng qua, phát động các cuộc tấn công vào các trung tâm đô thị từ những thành lũy nông thôn trước đó. Hồi cuối tháng 9/2015, các chiến binh cực đoan Taliban đã chiếm giữ thành phố phía bắc Kunduz và đe dọa làm mưa làm gió thủ phủ tỉnh Ghazni, phía nam thủ đô Kabul. Rõ ràng, việc Taliban từng chiếm được thành phố Kunduz là một minh chứng khẳng định lực lượng an ninh nước này chưa thể tự đảm bảo được trong bối cảnh tình hình hiện nay ở quốc gia Tây Nam Á này đang ngày càng xấu đi. 

Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29

Sau hai tuần đàm phán căng thẳng, hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) được tổ chức tại thủ đô Baku của Azerbaijan đã bế mạc vào sáng nay (24/11), với một số thoả thuận đạt được. Dưới đây là một số điểm chính từ COP29:

Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29
Return to top