Thế giới

NATO lo ngại xe tăng chiến đấu T-14 Armata của Nga

ClockChủ Nhật, 04/10/2015 15:18
TTH.VN - Theo hãng thông tấn Sputnik ngày hôm nay (4/10), các quan chức quân đội cấp cao của Anh kêu gọi các nhà chức trách NATO cần "xem lại kịch bản Chiến tranh lạnh" và chuẩn bị cho chiến tranh toàn diện trước sự trỗi dậy của những thành tựu mà Nga đạt được trong cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và việc phát triển xe tăng chiến đấu tiên tiến T-14 Armata.

Các cựu quan chức quân đội Anh nói rằng, quân đội Nga hiệu quả hơn nhiều so với lực lượng của NATO, kêu gọi các nhà lãnh đạo của khối khẩn trương đầu tư nhiều tiền của hơn vào việc cải thiện năng lực của lực lượng phối hợp và "xem lại kịch bản Chiến tranh lạnh, điều này bao gồm cả chiến tranh thông thường, chiến tranh đối xứng ở Đông Âu", tờ Tin nhanh Chủ nhật (The Sunday Express) hôm nay đưa tin.


Thế hệ xe tăng tiên tiến T-14 Armata của Nga. Ảnh: Sputnik

Trước tiên, giới chức quân đội Anh đưa ra cảnh báo về khả năng của xe tăng chiến đấu Armata - dòng xe tăng chủ lực thế hệ mới của Nga hiện trên thế giới chưa so sánh được. Thế hệ xe tăng tiên tiến T-14 Armata có thể dễ dàng chịu được các cuộc tấn công bằng tên lửa chống tăng của NATO, cả những loại đang tồn tại hay thậm chí còn chưa được phát minh.

Theo tờ Sunday Express, T-14 đã làm các chuyên gia Anh phải "đau đầu" về sự phát triển của phần cứng, khi loại xe tăng tốt nhất của Anh - Challenger 2, dường như sẽ lỗi thời và không hiệu quả khi so sánh với các "Armata".

"Chúng ta có vấn đề với những chiếc xe tăng đang sở hữu, và nếu không làm gì với những vấn đề đó thì những gì mà chúng ta có được cũng chỉ nằm trên bàn thảo luận", Tướng Nick Carter - Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh cho biết.

Sau khi Nga công bố kế hoạch mua hơn 2.300 chiếc xe tăng T-14 Armata vào năm 2020, Thiếu tướng người Anh Patrick Cordingly nói rằng, Vương quốc Anh, đất nước hiện chỉ có 227 chiếc Challengers-2 đã lỗi thời, cần phải có thêm nhiều xe tăng.

"Có khoảng 100 quốc gia trên thế giới có xe tăng chiến đấu, và việc chúng ta không đầu tư vào hệ thống xe tăng chiến đấu của chính mình giờ đây sẽ đi ngược lại logic."

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, Nga đang đạt vượt qua NATO về tốc độ triển khai lực lượng, như đã được thể hiện trong các cuộc tập trận liên minh mới nhất gần đây.

Theo Sputnik, mỗi nước phương Tây phải mất ít nhất 1 tháng để triển khai 30.000 binh sĩ trong các bài tập gần đây nhất, trong khi Nga có khả năng triển khai lên đến 100.000 binh sĩ chỉ trong vòng 24 giờ.

 

Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik & Express)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29

Sau hai tuần đàm phán căng thẳng, hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) được tổ chức tại thủ đô Baku của Azerbaijan đã bế mạc vào sáng nay (24/11), với một số thoả thuận đạt được. Dưới đây là một số điểm chính từ COP29:

Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29
Return to top