Thế giới

Nền kinh tế Australia tăng trưởng nhanh hơn dự kiến giữa đại dịch COVID-19

ClockThứ Tư, 03/03/2021 15:02
TTH.VN - Theo tin từ Reuters hôm nay (3/3), nền kinh tế Australia đã tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với dự kiến ​​trong quý IV/2020. Hơn nữa, tất cả các dấu hiệu đều cho thấy rằng năm 2021 đã bắt đầu trên một nền tảng vững chắc, một phần nhờ các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ quy mô lớn.

Australia gia hạn đóng cửa biên giới quốc tế đến tháng 6Việt Nam có thể là đối tác thương mại tiềm năng của AustraliaAustralia: Số ca nhiễm COVID-19 tăng, người dân bắt buộc đeo khẩu trang

Nền kinh tế Australia tăng trưởng 3,1% trong 3 tháng cuối năm 2020. Ảnh: THX/TTXVN

Dữ liệu từ Cục Thống kê Australia (ABS) cho thấy, nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 3,1% trong 3 tháng cuối năm 2020, cao hơn mức dự báo 2,5% được đưa ra trước đó.

Tuy vậy, sản lượng hàng năm của Australia vẫn giảm 1,1%, nhấn mạnh những tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 và cho thấy nền kinh tế trị giá 1,57 nghìn tỷ USD này vẫn cần các chính sách hỗ trợ.

Ông Craig James, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc công ty quản lý quỹ đầu tư CommSec bày tỏ kỳ vọng nền kinh tế này sẽ phục hồi ở mức 4,2% trong năm 2021. 

Dữ liệu về chi tiêu thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của các ngân hàng lớn cũng như các số liệu chính thức về doanh số bán lẻ, việc làm và hoạt động xây dựng cho thấy một khởi đầu mạnh mẽ cho năm nay. Theo đó, nhà kinh tế học Marcel Thieliant tại Capital Economics dự báo Australia sẽ có mức ​​tăng trưởng GDP 4,5% trong năm 2021.

Các phân tích chỉ ra rằng, nền kinh tế Australia hoạt động tốt hơn so với các nước giàu khác trên thế giới là nhờ nước này có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng rất thấp, song song với các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ kịp thời ở quy mô lớn.

Theo số liệu thu thập được, sản lượng kinh tế của nước này giảm 2,5% trong năm 2020, nhỏ hơn nhiều so với mức giảm 10% ở Vương quốc Anh, giảm 9% ở Ý, 5% ở Canada và hơn 3% ở Mỹ.

Thực tế, để giúp giảm bớt cú sốc kinh tế từ các lệnh đóng cửa do đại dịch gây ra, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã giảm lãi suất 3 lần trong năm ngoái xuống mức thấp kỷ lục 0,1% và đưa ra một chương trình nới lỏng định lượng chưa từng có. Chính phủ Australia cũng đã công bố kế hoạch trợ cấp tiền lương để duy trì việc làm cho người dân, trong khi các ngân hàng hoãn nợ các khoản vay mua nhà và cắt giảm lãi suất vay để giúp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Hôm qua, RBA tái cam kết sẽ duy trì mức lãi suất 0,1% cho đến khi đạt được các mục tiêu về việc làm và lạm phát, điều mà các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ khó đạt được trước năm 2024.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng trở lại

Nhiều ngân hàng trong tuần qua đã công bố biểu lãi suất tiết kiệm mới với mức tăng từ 0,1 – 0,5 điểm phần trăm, trong đó có ngân hàng điều chỉnh lãi suất tăng liên tiếp trong 2 ngày. Điều này cho thấy, tín dụng của các ngân hàng hiện đang dần ấm lên.

Lãi suất ngân hàng rục rịch tăng trở lại
Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất

Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng đang có xu hướng điều chỉnh tăng, dù con số điều chỉnh vẫn ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại nếu lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh sẽ gây áp lực lên nền kinh tế khi hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp mới chỉ có dấu hiệu phục hồi.

Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất
Return to top