Thế giới

Nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2024 nhờ xuất khẩu

ClockThứ Ba, 26/12/2023 13:47
TTH.VN - Theo đánh giá mới nhất của giới chuyên gia, nền kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại do lãi suất và lạm phát đều ở mức cao trong thời gian dài có nguy cơ cản trở tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu trong nước.

Tăng trưởng xuất khẩu của Hàn Quốc cho thấy nhu cầu toàn cầu đang phục hồiHàn Quốc đề xuất cắt giảm thuế để kích thích doanh nghiệp, tăng hỗ trợ sinh conHàn Quốc thúc đẩy du lịch y tế như động lực tăng trưởng trong tương lai

Nền kinh tế Hàn Quốc dự báo sẽ tăng trưởng 2,1% trong năm 2024. Ảnh: iStock

Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế trong năm 2023 do suy thoái kinh tế toàn cầu khi các nền kinh tế lớn thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, và do các rủi ro địa chính trị xuất phát từ xung đột ở Trung Đông và ở Ukraine.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước này đã có dấu hiệu cải thiện trong những tháng gần đây, chủ yếu được hỗ trợ bởi sự thay đổi trong ngành bán dẫn và động lực này được dự đoán sẽ vẫn tiếp tục trong năm tới.

“Tốc độ tăng trưởng trong năm tới dự kiến sẽ vượt qua tốc độ tăng trưởng tiềm năng 2%. Xuất khẩu hàng hóa có thể sẽ tăng hơn nữa và xuất khẩu dịch vụ cũng dự kiến tăng nhờ nhu cầu du lịch tăng cao… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ rất từ từ”, ông Jung Kyu-chul, nhà nghiên cứu của Viện Phát triển Hàn Quốc cho biết.

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ đạt 2,1% trong năm tới, tăng từ mức 1,4% của năm nay.

Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo nền kinh tế Hàn Quốc sẽ tăng trưởng 2,3% vào năm 2024.

Xuất khẩu - động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Hàn Quốc, đã giảm 12 tháng liên tiếp tính đến tháng 9/2023, nhưng đã phục hồi vào tháng 10 và tiếp tục tăng trong tháng 11 nhờ nhu cầu bán dẫn toàn cầu phục hồi.

Trong tháng 11, doanh số bán chip đã ghi nhận mức tăng đầu tiên trong năm kể từ tháng 8/2022 do nhu cầu ngày càng nhiều và giá cả tăng cao. Chất bán dẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc, chiếm 17% - tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 11.

Giới chức Hàn Quốc dự báo xuất khẩu của nước này sẽ tăng ít nhất 5% trong năm 2024, nhưng triển vọng này không có độ chắc chắn cao, vì nó chủ yếu phụ thuộc vào chu kỳ của ngành bán dẫn và sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Hồi đầu tháng này, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won nói rằng thị trường bán dẫn đã “chạm đáy”, nhưng còn quá sớm để nói khi nào nhu cầu sẽ tăng một cách nghiêm túc. Đồng thời, ông Chey cũng lưu ý rằng nền kinh tế Trung Quốc khó có thể sớm cải thiện và điều đó có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc khi Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn thứ 2 của nước này, chỉ sau Mỹ.

Theo báo cáo được công bố tháng trước, IMF dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 5,4% trong năm 2023, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ chậm lại còn 4,6% vào năm tới, giữa bối cảnh thị trường bất động sản tiếp tục yếu kém và nhu cầu bên ngoài yếu đi.

Nhiều nhà phân tích cũng dự đoán kinh tế Mỹ sẽ suy thoái rõ rệt vào năm 2024.

Trong báo cáo gần đây về nền kinh tế Hàn Quốc, IMF cho rằng “sự tăng trưởng chậm lại của các đối tác thương mại chính và lãi suất toàn cầu cao hơn trong thời gian dài là lực cản đối với tăng trưởng trong ngắn hạn”.

BOK đã tăng lãi suất chuẩn và duy trì ở mức 3,5% - mức cao nhất kể từ năm 2008, trong thời gian dài để đối phó với lạm phát tăng cao.

Lạm phát của Hàn Quốc đã giảm đáng kể sau khi đạt đỉnh vào giữa năm 2022, nhưng vẫn ở mức trên 3% trong tháng thứ tư liên tiếp vào tháng 11 do giá năng lượng và nông sản tăng cao.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng lãi suất và lạm phát tăng cao đã làm xấu đi các điều kiện đầu tư của doanh nghiệp và niềm tin của người tiêu dùng, đồng thời, nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục dao động.

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), 48,9% trong số 90 nhà nghiên cứu và giáo sư kinh tế cho biết nền kinh tế nước này được dự báo sẽ tiếp tục yếu đi trong vài tháng đầu năm 2024, trước khi đạt được lực kéo trong nửa cuối năm để đưa đất nước phục hồi. Tuy nhiên, KCCI cũng cảnh báo "năm 2024 sẽ là thời điểm quan trọng đối với Hàn Quốc" khi phải đối mặt với những cơn gió ngược cả trong và ngoài nước.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Yonhap)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Return to top