Thế giới

Hai yếu tố cần thiết cho sự phục hồi liên tục của nền kinh tế toàn cầu

ClockThứ Bảy, 20/01/2024 06:46
TTH - Hãng tin Xinhua Net dẫn nhận định của đại biểu tham gia Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 54 rằng thương mại và đầu tư là hai yếu tố rất cần thiết cho sự phục hồi liên tục của nền kinh tế toàn cầu.

Tăng trưởng toàn cầu dự báo được hỗ trợ bởi những cơn gió thuận chiềuWEF: Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổn

 Cần phải thay đổi tư duy, trong đó thương mại và toàn cầu hóa phải được “bao hàm về mặt chính trị”. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ

“Nếu không có dòng chảy thương mại tự do, tôi cho rằng chúng ta không thể phục hồi”, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết trong một phiên thảo luận về vai trò của thương mại và đầu tư như một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo đó, nhấn mạnh mối quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng và thương mại, Tổng Giám đốc Ngozi Okonjo-Iweala thông tin, WTO đang đàm phán một thỏa thuận tạo thuận lợi cho đầu tư với 110 quốc gia. Đây được xem là một trong những nỗ lực giúp các nước đang phát triển “xóa bỏ rào cản” đối với dòng đầu tư chảy vào và thúc đẩy khôi phục thương mại, tăng trưởng.

Được biết, WTO hiện đưa ra dự đoán “kém lạc quan” về mức tăng trưởng thương mại hàng hóa có thể sẽ chỉ chạm mốc 3,3% trong năm 2024 do tác động nhìn thấy được từ căng thẳng ở Biển Đỏ và sự suy giảm trong tăng trưởng toàn cầu.

Trong một diễn biến có liên quan, các nhà lãnh đạo thương mại toàn cầu tại WEF nhận thấy những cơ hội đáng kể để đầu tư vào tăng trưởng trên các chuỗi cung ứng toàn cầu, có thể kể đến như thương mại kỹ thuật số, dịch vụ và thương mại xanh.

Các chuyên gia cho biết, cần phải có sự thay đổi về tư duy, trong đó thương mại và toàn cầu hóa phải được “bao hàm về mặt chính trị”. Phát triển kinh tế mang đến thịnh vượng, thịnh vượng dẫn đến ổn định, đạt được ổn định sẽ đạt được hòa bình.

Cùng chung ý kiến, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho rằng, bất ổn địa chính trị cũng gây ra rủi ro cho chuỗi cung ứng và thương mại quốc tế.

Nói về vai trò của Liên minh châu Âu (EU) trong việc đảm bảo thương mại nhằm phục hồi tăng trưởng toàn cầu, Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis cho rằng khối 27 thành viên cam kết duy trì một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Là khối thương mại lớn nhất thế giới, với mạng lưới các hiệp định thương mại tự do toàn diện nhất, EU có rất nhiều lợi thế khi thảo luận về hệ thống thương mại toàn cầu.

Cùng lúc, Chủ tịch WEF Borge Brende cũng nhấn mạnh: “Chúng ta thực sự cần vực dậy đà tăng trưởng và đầu tư để tạo ra việc làm toàn diện và phục hồi bền vững”.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín dụng đã phục hồi

Càng về cuối năm, nhu cầu đầu tư của người dân, doanh nghiệp càng tăng. Đây là cơ sở quan trọng tạo đà thúc đẩy tín dụng tăng trưởng.

Tín dụng đã phục hồi
Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt

Kinh tế năm 2024 đã đi được ¾ chặng đường trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, khó lường, ở trong nước, thiên tai, bão lụt, mưa lớn kéo dài trong tháng 9, đặc biệt là cơn bão số 3 đã ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội, doanh nghiệp và đời sống người dân.

Kinh tế phục hồi nhanh sau thiên tai, bão lụt
Du lịch miền Bắc tìm cách phục hồi sau bão lũ

Cơn bão số 3 gây thiệt hại lớn tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có ngành du lịch. Đến nay, cơ bản các điểm du lịch ở phía Bắc đã đón khách trở lại, nhưng nhiều doanh nghiệp lữ hành vẫn cân nhắc tổ chức các đoàn du lịch đến các tỉnh miền núi phía Bắc do yếu tố an toàn.

Du lịch miền Bắc tìm cách phục hồi sau bão lũ
Bài học cần thiết với tuyển Việt Nam

Qua 2 trận đấu tại Giải giao hữu quốc tế LPBank Cup 2024, đội tuyển Việt Nam của HLV Kim Sang-sik đã có thêm những thử nghiệm và rút ra nhiều bài học trong giai đoạn chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.

Bài học cần thiết với tuyển Việt Nam
Return to top