Thế giới

New Zealand cam kết tăng gấp 4 lần viện trợ khí hậu trước thềm hội nghị COP26

ClockThứ Hai, 18/10/2021 17:51
TTH.VN - Tin từ Reuters hôm nay (18/10) cho biết, New Zealand cam kết sẽ tăng gấp 4 lần chi viện trợ nước ngoài cho vấn đề biến đổi khí hậu, nhằm góp phần giải quyết các phản ứng được cho là chưa tương xứng với quy mô của thách thức toàn cầu này trong những thập kỷ gần đây.

Hạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậuNew Zealand thông qua luật “Zero Carbon” vào năm 2050Quân đội New Zealand dốc sức cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậuNew Zealand ngừng thăm dò thêm dầu mỏ ngoài khơi để đối phó biến đổi khí hậu

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố sẽ nâng ngân sách viện trợ khí hậu lên 930 triệu USD trong 4 năm tới, vào thời điểm các đại diện từ khắp nơi trên thế giới đang chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh khí hậu mang tính bước ngoặt của LHQ (COP26) về sự nóng lên toàn cầu.

Theo lời Thủ tướng Ardern, khoản viện trợ này sẽ được chính phủ New Zealand triển khai trong nhiều dự án và thông qua các tổ chức quốc tế, trong đó có Quỹ Khí hậu Xanh của LHQ. Thủ tướng Ardern cũng cho biết ít nhất một nửa số tiền trên sẽ được chuyển đến các quốc đảo Thái Bình Dương, khi nhiều quốc gia của khu vực này nằm ở vùng trũng thấp và đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng. Số tiền này sẽ giúp các cộng đồng đang ở tuyến đầu của biến đổi khí hậu chống chọi lại với những cơn bão lớn, tình trạng nước biển dâng và thời tiết khắc nghiệt ngày càng gia tăng, gây ra lũ lụt và hạn hán, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân.

Theo đánh giá của tổ chức giám sát Climate Action Tracker, ngân sách viện trợ khí hậu hiện có của New Zealand được cho là “thiếu nghiêm trọng”, với phản ứng tổng thể đối với sự nóng lên toàn cầu được xem là “rất thiếu”.

Việc tăng quỹ khí hậu từ năm 2022 đến năm 2025 tới đây sẽ làm cho đóng góp bình quân đầu người của New Zealand vào tài chính khí hậu toàn cầu ngang bằng với Anh.

Bộ trưởng Biến đổi khí hậu New Zealand James Shaw cho rằng các quốc gia tương đối giàu có như New Zealand có nhiệm vụ giúp các quốc gia dễ bị tổn thương chuẩn bị để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Thủ tướng Ardern mô tả biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính quyết định đối với các thế hệ và chính phủ New Zealand đã đưa ra một loạt chính sách mạnh mẽ về vấn đề này trong 4 năm qua.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thích ứng với biến đổi khí hậu

Với nhiều giải pháp hiệu quả, không chỉ thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, không gian sống sẽ trở nên thật sự đáng sống và góp phần giảm thiểu những tác nhân gây hại đến môi trường.

Thích ứng với biến đổi khí hậu
Châu Á - Thái Bình Dương: Biến đổi khí hậu gây nguy cơ cho tài sản thuộc quỹ tín thác đầu tư bất động sản

Gần 1 trong 10 tài sản thuộc các Quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REIT) trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ đối mặt với rủi ro cao do tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt vào năm 2050, một báo cáo được Công ty phân tích rủi ro khí hậu XDI công bố ngày 22/5.

Châu Á - Thái Bình Dương Biến đổi khí hậu gây nguy cơ cho tài sản thuộc quỹ tín thác đầu tư bất động sản
Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu

Theo một nghiên cứu mới của World Weather Attribution (WWA) - tổ chức chuyên đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết cực đoan trên thế giới, tình trạng nắng nóng gay gắt như đợt cuối tháng 4 vừa qua ở châu Á và Trung Đông có nguy cơ xảy ra cao gấp 45 lần do tác động của biến đổi khí hậu mà con người gây ra.

Nguy cơ xảy ra nắng nóng ở Châu Á tăng gấp 45 lần do biến đổi khí hậu
Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu

Trước xu thế thiên tai, thời tiết diễn biến phức tạp, bất thường, Hội Nông dân (HND) xã Quảng Thọ (Quảng Điền) đã khẩn trương thành lập mô hình “Nông dân bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Nông dân Quảng Thọ thích ứng với biến đổi khí hậu
Return to top