Thế giới

Ngân hàng Thế giới: Động đất gây thiệt hại 5,1 tỷ USD tại Syria

ClockChủ Nhật, 05/03/2023 06:03
TTH.VN - Ngân hàng Thế giới ngày 3/3 cho biết trận động đất nghiêm trọng và các đợt dư chấn tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi tháng trước đã gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp lên đến khoảng 5,1 tỷ USD ở Syria, làm tăng thêm nhiều khó khăn cho quốc gia vốn đã bị chiến tranh tàn phá này.

Thổ Nhĩ Kỳ dừng phần lớn chiến dịch cứu hộ các nạn nhân động đấtĐộng đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Cần tăng gấp 3 lần số tiền cứu trợĐộng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Số nạn nhân thiệt mạng lên gần 40.000Công cuộc tìm kiếm người sống sót bước vào những giờ cuối cùngLiên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Syria để thúc đẩy cứu hộ cứu nạn sau động đất

leftcenterrightdel
 

Khung cảnh đổ nát sau trận động đất ngày 6/2 tại Syria. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Liên Hiệp Quốc, các trận động đất đã làm hơn 50.000 người thiệt mạng, trong đó có khoảng 6.000 người ở Syria. Hàng chục nghìn người vẫn đang mất tích và hàng trăm nghìn người mất nhà cửa.

Báo cáo “Ước tính thiệt hại nhanh sau thiên tai toàn cầu” (GRADE) của Ngân hàng Thế giới ước tính mức độ thiệt hại ở Syria là khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Thiệt hại trên diện rộng đã ảnh hưởng đến 4 tỉnh, nơi có khoảng 10 triệu dân số Syria sinh sống. Đáng lưu ý, mức độ thiệt hại được đề cập trong báo cáo chưa bao gồm các tác động và tổn thất kinh tế rộng lớn hơn đối với nền kinh tế Syria, chẳng hạn như gián đoạn sản xuất hoặc kinh doanh, mất thu nhập của người dân, chi phí cho nhà ở tạm thời và chi phí phá dỡ các công trình đổ nát… - những điều vốn đòi hỏi một đánh giá sâu hơn.

Với dân số 4,2 triệu người, tỉnh Aleppo ở phía bắc Syria là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 45% tổng thiệt hại ở Syria với tổn thất khoảng 2,3 tỷ USD. Cũng bị ảnh hưởng nặng nề tiếp theo là Idlib - khu vực do quân nổi dậy kiểm soát ở phía tây bắc Syria, nơi sinh sống của khoảng 4,6 triệu người, nhiều người trong số họ trước đây đã phải di dời do nội chiến. Ước tính, Idlib thiệt hại 1,9 tỷ USD (chiếm 37%) và Latakia, lãnh thổ do chính phủ kiểm soát tổn thất 549 triệu USD (11%). Trận động đất sau đó vào ngày 20/2 đã gây thêm thiệt hại cho các khu vực biên giới ở Lattakia, Idlib, Hama và Aleppo, trong đó Idlib và Lattakia bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các cơn dư chấn tiếp diễn cũng có khả năng làm gia tăng các ước tính thiệt hại này theo thời gian.

Những thiệt hại được đánh giá trong báo cáo bao gồm cả khu vực dân cư và phi dân cư, trong đó, tổn thất trực tiếp đối với các tòa nhà dân cư chiếm gần một nửa tổng thiệt hại (48,5% giá trị trung bình, tương đương khoảng 2,5 tỷ USD), và thiệt hại ở các tòa nhà phi dân cư (ví dụ: cơ sở y tế, trường học, tòa nhà chính phủ và tòa nhà khu vực tư nhân) chiếm 1/3 tổng số, tức khoảng 9,7 tỷ USD. Thiệt hại về cơ sở hạ tầng chiếm 18% tổng thiệt hại (0,9 tỷ USD), bao gồm những tổn thất về giao thông, cơ sở hạ tầng điện-nước, và Công nghệ Thông tin & Truyền thông.

Ngân hàng Thế giới cho biết ứớc tính thiệt hại đối với khu vực dân cư và phi dân cư bao gồm thiệt hại trực tiếp đối với tất cả các tòa nhà và công trình, bao gồm cả các di sản văn hóa ở Aleppo, Margat và Kobani. Tuy nhiên, các địa điểm di sản văn hóa được cho là đang bị đánh giá thấp vì các giá trị liên quan đến việc mất di sản văn hóa rất phức tạp và khó định lượng.

Trận động đất cũng đã gây ra vô số vấn đề khác ở Syria, nơi cuộc nội chiến kéo dài gần 12 năm đã giết chết gần nửa triệu người và khiến một nửa trong tổng dân số 23 triệu người của nước này phải di tản trước chiến tranh.

Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng vẫn còn một mức độ không chắc chắn đáng kể xung quanh đánh giá sơ bộ này.

Ông Jean-Christophe Carret, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Trung Đông cho rằng những tổn thất này càng làm tăng thêm những đau khổ và khó khăn mà người dân Syria đã phải chịu đựng trong nhiều năm qua. “Thảm họa sẽ gây ra sự suy giảm trong hoạt động kinh tế, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến triển vọng tăng trưởng của Syria”, ông lưu ý.

Trong một đánh giá được đưa ra vào cuối tháng trước, Ngân hàng Thế giới đã ước tính thiệt hại ở Thổ Nhĩ Kỳ do trận động đất nghiêm trọng này có thể lên đến 34,2 tỷ USD.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Động đất mạnh nhất trong 25 năm tại Đài Loan (Trung Quốc)

Ít nhất 1 người đã thiệt mạng và hơn 50 người bị thương sau khi trận động đất mạnh 7,2 độ richter xảy ra ở bờ biển phía đông Đài Loan (Trung Quốc), Sở cứu hỏa Đài Loan ngày hôm nay (3/4) cho biết. Đáng chú ý, trận động đất này được mô tả là mạnh nhất trong một phần tư thế kỷ.

Động đất mạnh nhất trong 25 năm tại Đài Loan Trung Quốc
Return to top