Thế giới

Ngân hàng Thế giới tán thành việc cho vay thêm 50 tỷ USD trong thập kỷ tới

ClockThứ Năm, 13/04/2023 16:02
TTH.VN - Ngày 12/4, Chủ tịch sắp mãn nhiệm của Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết các quốc gia thành viên của Ngân hàng Thế giới đã thông qua các biện pháp cho phép cấp thêm các khoản tín dụng có tổng trị giá lên tới 50 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Hội nghị Mùa xuân của IMF - WB sẽ diễn ra giữa bối cảnh kinh tế phức tạpTái cấu trúc tài chính toàn cầu để giúp các quốc gia đối phó với biến đổi khí hậu

leftcenterrightdel
Việc tăng thêm 50 tỷ USD cho các khoản vay từ IBRD được xem là “cơ hội lịch sử” để mang lại nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển 

Động thái này vừa được công bố trong kỳ họp mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới đang diễn ra tại Washington, là một phần trong tiến trình phát triển của WB nhằm thúc đẩy các nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, đại dịch, xung đột…

Cũng trong ngày 12/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen kêu gọi Ngân hàng Thế giới tiếp tục thực hiện các biện pháp cải tổ bổ sung trong năm nay.

“Chúng ta nên sử dụng thời gian còn lại trong năm để thực hiện các cải tổ bổ sung thông qua cách tiếp cận thực hiện theo từng giai đoạn”, bà Yellen phát biểu tại cuộc thảo luận về sự phát triển của các ngân hàng phát triển đa phương.

Dấu hiệu tiến bộ

Chủ tịch Malpass, người đã tuyên bố từ chức hồi tháng 2 và sẽ kết thúc sớm nhiệm kỳ vào cuối tháng 6 tới, cho biết trong một tuyên bố vào cuối ngày hôm qua rằng các cuộc thảo luận với các thành viên trong tuần này đã “mang lại những dấu hiệu tiến bộ” về các vấn đề bao gồm nhu cầu minh bạch hơn về nợ, nguồn tài chính lớn hơn và hành động khí hậu có hiệu quả hơn.

“Các quốc gia thành viên của chúng tôi đã tán thành các biện pháp có thể tăng thêm 50 tỷ USD khả năng cho vay của IBRD trong 10 năm tới”, ông nói. Đây sẽ là một nguồn lực đáng kể, đánh dấu mức tăng 20% trong mức cho vay bền vững của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế IBRD – một nhánh của WB chuyên cung cấp các khoản vay cho những nước có thu nhập trung bình.

Chủ tịch WB cũng nhấn mạnh rằng với khả năng tài chính đang “thiếu rất nhiều so với nhu cầu về nguồn lực cho phát triển và chống biến đổi khí hậu”, việc giải quyết những nhu cầu này sẽ đòi hỏi các nỗ lực chung toàn cầu, trong đó các nguồn lực ưu đãi và đầu tư của khu vực tư nhân cũng có vai trò rất quan trọng.

Được biết, Uỷ ban Phát triển này đã vạch ra những thay đổi “cung cấp nền tảng cho sự phát triển hơn nữa”, bao gồm tái khẳng định việc chấm dứt tình trạng nghèo cùng cực và thúc đẩy phát triển vẫn là trọng tâm của Ngân hàng Thế giới, nhưng những nỗ lực hướng tới những mục tiêu này đòi hỏi phải “tập trung mạnh mẽ hơn vào tính bền vững, khả năng phục hồi và tính toàn diện”.

Cơ hội lịch sử

Tham dự kỳ họp thường niên lần này của WB và IMF, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho rằng đang có một “cơ hội lịch sử” để mang lại nguồn tài chính cần thiết cho các nước đang phát triển - thông qua cải tổ các thể chế cho vay đa phương.

Ông cũng nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết phải thu hẹp khoảng cách đang ngày càng tăng giữa các nước phát triển và đang phát triển, khi tình hình hiện nay đã trở nên “thực sự nghiêm trọng”.

Một vấn đề quan trọng khác trong chương trình nghị sự của kỳ họp mùa xuân năm nay là tái cơ cấu nợ. Theo AFP, các nhà lãnh đạo tại hội nghị bàn tròn về nợ có chủ quyền toàn cầu ngày 12/4 cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để giúp đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nợ.

Hội nghị bàn tròn về nợ do IMF, Ngân hàng Thế giới và Ấn Độ - quốc gia hiện đang giữ chức chủ tịch G20, đồng chủ trì.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Chọn lĩnh vực cho vay tạo ra sức lan tỏa

Có vẻ như là một nghịch lý trong thời điểm hiện nay trong mối quan hệ tín dụng: ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp (DN) cần vốn; không cân đối được nguồn vốn giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay. Ví dụ như Agribank, một vị lãnh đạo ngân hàng này cho biết, ngân hàng huy động 100 đồng thì chỉ cho vay ra được 80 đồng.

Chọn lĩnh vực cho vay tạo ra sức lan tỏa
Return to top