ClockThứ Năm, 29/08/2024 19:34

Nhóm cho vay nặng lãi bị buộc nộp lại hơn 25 tỷ đồng

TTH.VN - Chiều 29/8, Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với 4 bị cáo về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” diễn ra tại TP. Huế.

Không để tội phạm lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện để hoạt độngRà soát lại chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy, đề án vị trí việc làmHai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh ánPhá thành công chuyên án cho vay lãi nặng với số tiền cho vay lên đến 35 tỷ đồng

Các bị cáo tại tòa  

Các bị cáo gồm: Lương Hoàng Nhật Nam (SN 1996), Trần Thị Thảo Ly (SN 1996, trú phường Vỹ Dạ), Huỳnh Văn Trường Phát (SN 1996, trú phường Thuận Hoà, Lê Quang Hạo (SN 1993, trú phường Phú Thượng), TP. Huế.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2022-3/2023, Lương Hoàng Nhật Nam, Trần Thị Thảo Ly, Huỳnh Văn Trường Phát và Lê Quang Hạo không có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực cho vay, cấp tín dụng nhưng các bị cáo đã cho 940 người vay với 963 lượt, với hình thức vay trả góp, trả lãi theo ngày.

Tổng số tiền mà các bị cáo đã cho vay là hơn 19 tỷ đồng với lãi suất từ 109,5% trở lên, cao gấp 5,47 lần so với mức lãi suất cao nhất quy định của Bộ luật Dân sự, nhằm mục đích thu lợi bất chính với số tiền hơn 5 tỷ đồng.

Trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử làm rõ, trong vụ án này, Lương Hoàng Nhật Nam đóng vai trò chính, các bị cáo Trần Thị Thảo Ly, Huỳnh Văn Trường Phát và Lê Quang Hạo là những người đóng vai trò giúp sức trong hoạt động cho vay.

Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi của mình, Tòa tuyên phạt Lương Hoàng Nhật Nam 1 năm 3 tháng tù, Huỳnh Văn Trường Phát 9 tháng tù cộng với 40 triệu đồng tiền phạt; các bị cáo Trần Thị Thảo Ly, Lê Quang Hạo phải nộp phạt tổng cộng là 180 triệu đồng. Tất cả các bị cáo bị truy tố về tội “cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Ngoài hình phạt tù, bị cáo Lương Hoàng Nhật Nam buộc phải nộp lại số tiền sử dụng cho hành vi phạm tội và số tiền thu lợi bất chính hơn 25 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.

THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top