Thế giới

Ngân hàng Thế giới: Thái Lan dự báo chỉ tăng trưởng 1% trong năm 2021

ClockThứ Ba, 28/09/2021 15:28
TTH.VN - Nền kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ tăng trưởng 1% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 2,2% được đưa ra hồi tháng 7, do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến và việc mở cửa trở lại bị trì hoãn nhiều lần trong bối cảnh quốc gia này đang chống chọi với đợt bùng phát COVID-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết sáng nay (28/9).

Bangkok sẽ mở cửa trở lại cho du khách quốc tế vào ngày 15/10Thái Lan tiến tới áp dụng tiêu chuẩn mở cửa thống nhất trên toàn quốcThái Lan sẽ mở cửa lại nhiều điểm du lịch nổi tiếng từ tháng 10Đảo Phuket chính thức mở cửa trở lại đón du khách quốc tếThái Lan nới lỏng một số hạn chế về dịch vụ ăn uống ở thủ đô

Ngân hàng Thế giới dự báo nền kinh tế Thái Lan chỉ tăng trưởng 1% trong năm nay. Ảnh: Lonely Planet

Nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đã giảm 6,1% trong năm ngoái - mức sụt giảm sâu nhất trong hơn hai thập kỷ, khi lĩnh vực du lịch trọng điểm của nước này bị tàn phá nặng nề bởi tác động của đại dịch.

Ông Kiatipong Ariyapruchya, nhà kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Thái Lan, cho biết nền kinh tế Thái Lan hiện được dự báo sẽ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023.

“Sự phục hồi kinh tế về mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát sẽ chậm hơn một năm so với dự kiến ​​trước đó là vào năm 2022”, dựa trên giả định Thái Lan sẽ đạt tỷ lệ tiêm chủng 70% dân số trong nửa đầu năm 2022, ông Kiatipong nói.

Sau khi ghi nhận đón 40 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2019, Thái Lan hiện dự kiến ​​sẽ chỉ đón 160.000 lượt trong năm nay, giảm so với mức 600.000 lượt dự kiến ​​hồi tháng 7. Lượng khách du lịch ước tính sẽ tăng nhẹ lên mức 1,7 triệu lượt vào năm tới, khi nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 3,6%, ông Kiatipong cho biết thêm.

Trong khi chờ đợi sự phục hồi tổng thể, xuất khẩu và các biện pháp tài khóa cho thấy hiệu quả đáng kể, Ngân hàng Thế giới cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chính phủ Thái Lan dỡ bỏ trần nợ công để hỗ trợ nền kinh tế.

So với đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Bộ Tài chính Thái Lan dự báo Triển vọng kinh tế năm 2021 của nước này cao hơn một chút, ở mức 1,3%, trong khi Ngân hàng Trung ương dự đoán chỉ tăng trưởng 0,7% GDP trong năm nay.

Trong bối cảnh đó, giới chức Thái Lan cho biết sẽ huỷ bỏ yêu cầu kiểm dịch COVID-19 bắt buộc ở Bangkok và 9 khu vực khác kể từ ngày 1/11 tới đối với những người đã được tiêm chủng, khi quốc gia này cố gắng tăng tỷ lệ chủng ngừa COVID-19 trên toàn quốc và phục hồi lĩnh vực du lịch.

Các khu vực sắp mở cửa trở lại sẽ bao gồm các khu du lịch nổi tiếng như Chiang Mai, Phang Nga, Krabi, Hua Hin, Pattaya và Cha-am, sau khi các đảo Phuket và Samui đã thành công trong trong chương trình thí điểm về việc mở cửa trở lại cho những du khách đã tiêm chủng đầy đủ từ tháng 7 vừa qua.

Đất nước này đang muốn chào đón du khách nước ngoài trở lại sau gần 18 tháng áp dụng các chính sách nhập cảnh nghiêm ngặt để hạn chế sự lây lan của COVID-19, khiến ngành du lịch của đất nước thiệt hại nặng nề.

Từ 1/10, Thái Lan cũng sẽ giảm thời gian cách ly trên toàn quốc đối với du khách. Cụ thể, thời gian cách ly sẽ giảm một nửa xuống còn 7 ngày đối với những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 và giảm xuống còn 10 ngày đối với những người chưa được tiêm chủng.

Chính phủ cũng sẽ nới lỏng hơn nữa các hạn chế kể từ 1/10 tại 29 tỉnh nằm trong danh sách màu “đỏ sẫm” vốn đang bị kiểm soát tối đa, bao gồm cả Bangkok, để cho phép nhiều hoạt động và doanh nghiệp mở cửa trở lại, chẳng hạn như spa, thư viện, rạp chiếu phim, địa điểm thể thao trong nhà và tiệm làm móng.

Việc nới lỏng các biện pháp được đưa ra khi quốc gia này cố gắng tăng tỷ lệ tiêm chủng sau những đợt thiếu hụt nguồn cung ban đầu. Đến nay, Thái Lan đã tiêm chủng cho gần 1/3 dân số.

Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Thái Lan cũng đã thông qua kế hoạch mua tổng hợp 3,355 triệu liều vaccine COVID-19, nhưng không đưa ra khung thời gian giao hàng.

Được biết sắp tới nếu được Nội các phê duyệt, Thái Lan sẽ tìm cách mua 2,79 triệu liều vaccine Pfizer-BioNTech và 165.000 liều AstraZeneca từ Tây Ban Nha và 400.000 liều AstraZeneca có nguồn gốc từ Hungary.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Return to top