Thế giới

Ngân hàng Thế giới (WB) cắt giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực Nam Á

ClockThứ Sáu, 06/10/2023 07:03
TTH - Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nam Á trong năm tới, mặc dù vẫn kỳ vọng đây sẽ là thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng ở Đông Á - Thái Bình DươngWHO: Hơn 4,5 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếuIFC thực hiện khoản đầu tư đầu tiên vào lithium

Tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm tới chủ yếu là do nhu cầu sau đại dịch suy giảm, cũng như lãi suất cao hơn... Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 

Theo đó, trong 2 năm tới, nền kinh tế của khu vực Nam Á có thể sẽ tăng trưởng 5,6%/năm. Con số này được Ngân hàng Thế giới nhận định là giảm sâu so với mức 8,2% ghi nhận vào năm 2022.

Ngân hàng WB cho biết trong Cập nhật Phát triển Nam Á rằng tốc độ tăng trưởng chậm lại trong năm tới chủ yếu là do nhu cầu sau đại dịch suy giảm, cũng như lãi suất cao hơn, chi tiêu chính phủ thấp hơn và xuất khẩu yếu.

Dù vậy, tăng trưởng dự kiến sẽ “cao hơn bất kỳ khu vực, quốc gia nào khác trên thế giới, nhưng tốc độ vẫn là chậm hơn so với thời kỳ trước dịch và không đủ nhanh để đáp ứng các mục tiêu phát triển”.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Nam Á Martin Raiser nhận xét: “Trong khi Nam Á đang đạt được tiến bộ ổn định, hầu hết các nước trong khu vực lại tăng trưởng không đủ nhanh để đạt được ngưỡng thu nhập cao trong một thế hệ”. Do đó, vị lãnh đạo cho rằng các các quốc gia trong khu vực cần “khẩn trương quản lý rủi ro tài chính” và tăng cường đầu tư vào khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, cũng cần phải nắm bắt cơ hội do quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu tạo ra.

Báo cáo của WB chỉ ra rằng, Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất khu vực Nam Á, sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và có khả năng chứng kiến mức tăng trưởng 6,4% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2025, tức tăng từ mức 6,3% trong năm tài chính 2023 – 2024.

Tuy nhiên, bất chấp tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Ấn Độ, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến của Bangladesh và Pakistan sẽ kéo giảm triển vọng của khu vực.

Nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Nam Á tại Ngân hàng Thế giới (WB) Franziska Ohnsorge cho biết: “Cải cách trợ cấp sẽ giúp giảm áp lực nợ cho Sri Lanka và Pakistan”. Theo đó, việc kích thích đầu tư tư nhân và dỡ bỏ các hạn chế thương mại có thể làm giảm rủi ro vỡ nợ cho hai nền kinh tế. Tuy những cải cách như vậy sẽ là rất khó khăn, nhưng vẫn được xem là một ưu tiên chính sách.

Trong một thông tin có liên quan, tại khu vực Nam Á, nền kinh tế Sri Lanka dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 1,7% trong năm 2024 và chạm mốc 2,4% vào năm 2025, giảm so với 3,8% trong năm nay. Trước dự đoán này, các nhà kinh tế kỳ vọng quốc đảo này sẽ cắt giảm lãi suất để giúp thúc đẩy tăng trưởng sau khi áp lực lạm phát giảm đi đáng kể.

Tuy nhiên, triển vọng của Sri Lanka hiện “bị che mờ” bởi sự bất ổn đáng kể và rủi ro suy thoái vẫn tồn tại. Có thể nói rằng, triển vọng tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào tiến độ tái cơ cấu nợ, cũng như việc tiếp tục thực hiện cải cách cơ cấu giúp thúc đẩy tăng trưởng.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Return to top