Thế giới

WHO: Hơn 4,5 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu

ClockThứ Tư, 20/09/2023 06:49
TTH - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cùng công bố Báo cáo Giám sát Toàn cầu về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) năm 2023, cho thấy sự trì trệ đáng báo động trong tiến trình cung cấp cho người dân ở mọi nơi các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng, giá cả phải chăng và dễ tiếp cận.

WHO trích 2 triệu USD để hỗ trợ nạn nhân lũ lụt ở LibyaWHO phân loại EG.5 là biến thể “đáng quan tâm” của COVID-19WHO: Châu Âu phải đối mặt với nhiều khủng hoảng sức khoẻ vào mùa hè nàyWHO: Bệnh răng miệng ảnh hưởng đến hơn 800 triệu người ở Tây Thái Bình DươngWHO: Hơn 1 tỷ người ở 43 quốc gia đang đối mặt với nguy cơ dịch tả

 Hàng triệu người dân trên thế giới vẫn chưa thể hưởng lợi từ các dịch vụ y tế thiết yếu, đe dọa sức khỏe bản thân và cộng đồng. Ảnh minh họa: Theinitium

Được công bố trước Hội nghị cấp cao về UHC tại Đại hội đồng LHQ lần thứ 78, báo cáo phơi bày một thực tế rõ ràng dựa trên những bằng chứng mới nhất: hơn 4,5 tỷ người – tương đương với hơn 1/2 dân số thế giới vẫn chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu. Hơn nữa, 2 tỷ người phải đối mặt với khó khăn tài chính nghiêm trọng khi phải trả tiền túi cho các dịch vụ và sản phẩm mà họ cần.

“Thực tế là rất nhiều người không thể hưởng lợi từ các dịch vụ y tế thiết yếu, chất lượng, giá cả phải chăng, điều này không chỉ khiến sức khỏe của chính họ gặp rủi ro mà còn gây nguy hiểm cho sự ổn định của cộng đồng, xã hội và nền kinh tế”, Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus cho biết.

Cuộc khủng hoảng này đặt ra mối đe dọa lớn đối với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) liên quan đến sức khỏe toàn cầu, bao gồm mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người dân vào năm 2030.

Theo báo cáo, trong 2 thập kỷ qua, chưa đến 1/3 số quốc gia trên toàn cầu có sự cải thiện trong phạm vi bao phủ dịch vụ y tế và giảm chi phí y tế từ tiền túi, vốn thường vượt quá 25% thu nhập hộ gia đình.

Để quay trở lại hướng tới các mục tiêu đầy tham vọng, báo cáo kêu gọi các chính phủ và đối tác phát triển đầu tư đáng kể vào khu vực công, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải “định hướng lại triệt để” các hệ thống y tế, ưu tiên chăm sóc sức khỏe ban đầu, thúc đẩy công bằng trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe và bảo vệ tài chính cũng như đầu tư vào hệ thống thông tin y tế mạnh mẽ.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Return to top