Thế giới

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

ClockThứ Tư, 28/09/2022 17:40
TTH.VN - Sáng nay (28/9), Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) đã tiếp tục tăng nhẹ lãi suất cơ bản thêm 0,25% lên 1% nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 14 năm qua và đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Đồng thời, BoT cũng duy trì dự báo tăng trưởng năm 2022 của nước này ở mức 3,3%.

Thái Lan nới lỏng một số hạn chế về dịch vụ ăn uống ở thủ đôThái Lan: Xuất khẩu gạo dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm 2022Thái Lan cho phép tăng giá mỳ gói ăn liền từ ngày 25/8Thái Lan lên kế hoạch cấp “thị thực vàng” có giá trị 10 năm

Lạm phát tháng 8 của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong 14 năm qua. Ảnh minh hoạ: Vietnambiz

Là một trong những ngân hàng trung ương ít biến động lãi suất nhất ở châu Á, BoT cho rằng tỷ lệ lãi suất nên được bình thường hóa dần dần. Dù vậy, ngân hàng này khẳng định sẵn sàng đáp ứng với mức tăng lãi suất lớn hơn nếu cần thiết, tuyên bố từ BoT nêu rõ.

Sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á đang chậm hơn so với các nước khác khi lĩnh vực du lịch quan trọng của nước này mới bắt đầu phục hồi trong khi đầu tư vẫn còn chậm, điều này cho phép ngân hàng trung ương chậm tăng lãi suất, bất chấp các động thái mạnh tay của nhiều ngân hàng khác.

Đợt tăng lãi suất thêm 0,25% lần này của BoT cũng phù hợp với dự đoán của nhiều nhà kinh tế, và là đợt tăng 0,25% liên tiếp thứ 2 của BoT trong năm nay sau khi duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục 0,5% kể từ tháng 5/2020.

Theo đánh giá của Ủy ban chính sách tiền tệ của BoT, nền kinh tế Thái Lan sẽ tiếp tục phục hồi nhưng với rủi ro lạm phát gia tăng. Do đó, “lãi suất chính sách nên được bình thường hóa một cách từ từ và phù hợp với tăng trưởng bền vững trong dài hạn”, tuyên bố của BoT cho biết.

Song song đó, BoT cũng giữ nguyên triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Thái Lan ở mức 3,3% như đã đưa ra trong dự báo hồi tháng 6, nhưng lại cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống 3,8% từ mức 4,2% trước đó.

Đối với lạm phát, BoT đã nâng dự báo lạm phát toàn phần năm 2022 của nước này lên 6,3% từ mức 6,2% trước đó và ước tính năm 2023, lạm phát sẽ ở mức 2,6%.

Đầu tháng này, Thống đốc BoT Sethaput Suthiwartnarueput cho biết mục tiêu của ngân hàng này là đảm bảo sự phục hồi suôn sẻ cho nền kinh tế, mà theo ông dự kiến ​​sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Trong quý II/2022, nền kinh tế Thái Lan đã tăng trưởng 2,5% so với một năm trước đó và tăng 0,7% so với 3 tháng trước đó. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt 1,5% - mức thấp nhất ở Đông Nam Á.

Dữ liệu cho thấy lạm phát toàn phần ở nước này đã tăng lên 7,86% trong tháng 8, mức cao nhất trong 14 năm qua và vượt xa mức lạm pháp mục tiêu từ 1% - 3% của BoT. Đồng bath Thái cũng tiếp tục mất giá ngay sau khi BoT công bố quyết định tăng lãi suất.

Tuy nhiên, BoT sáng nay cho biết sự suy yếu của đồng baht Thái không ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và lạm phát sẽ bắt đầu giảm dần vào cuối năm nay và quay trở lại phạm vi mục tiêu trong năm tới.

BoT cũng dự báo nước này sẽ đón 9,5 triệu lượt khách du lịch trong năm nay và sẽ con số này tăng hơn gấp đôi lên 21 triệu lượt vào năm 2023, cao hơn so với dự báo được đưa ra hồi tháng 6. Đồng thời, xuất khẩu của nước này cũng được dự báo sẽ tăng lên 8,2% trong năm nay, từ mức 7,9% được đưa ra trước đó.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 2/5, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì phiên họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 4/2024 và thảo luận Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khẩn trương hoàn thành Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top