Thế giới

Ngành chăn nuôi gia cầm ở Nam Á - Đông Nam Á hấp dẫn các nhà đầu tư

ClockThứ Sáu, 03/05/2024 07:50
TTH - Theo nhận định của Rabobank - ngân hàng dành cho các doanh nghiệp nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia cầm ở Nam Á và Đông Nam Á nằm gần đầu danh sách mong muốn của các nhà đầu tư, với nhiều triển vọng tươi sáng.

Nhận biết và phòng ngừa dịch cúm gia cầm Việc làm cho sinh viên học ngành Chăn nuôi thú y rất rộng mởTăng kiểm soát sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu

 Một trang trại gia cầm ở Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo mới nhất, Rabobank dự báo ngành gia cầm châu Á sẽ tăng trưởng đáng kể trong những năm tới. Dựa trên dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và nhiều nguồn địa phương, Rabobank ước tính 55% mức tăng trưởng của ngành gia cầm toàn cầu sẽ đến từ châu Á, trong đó Nam Á và Đông Nam Á được xem là những thị trường gia cầm đang phát triển nhanh chóng trên thế giới, với mức tăng trưởng dự kiến từ 4% - 5% hàng năm cho đến năm 2030.

Dự báo này đánh dấu sự phục hồi của ngành gia cầm trong khu vực sau giai đoạn tăng trưởng chậm từ năm 2020 đến năm 2023, mặc dù vẫn ở dưới mức được ghi nhận trong những năm 2010. Theo Rabobank, sự tăng trưởng này chủ yếu được thúc đẩy bởi triển vọng kinh tế mạnh mẽ của khu vực, quy mô dân số tằn và sự thay đổi trong sở thích đối với thịt gia cầm.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm từ nay đến năm 2028, điều này có thể đồng nghĩa với việc sức chi tiêu sẽ tăng thêm. Và với sự gia tăng trong chi tiêu, việc mua các sản phẩm protein động vật được kỳ vọng cũng sẽ tăng theo.

Bên cạnh đó, Nam Á và Đông Nam Á dự kiến sẽ chiếm khoảng 45% mức tăng dân số toàn cầu đến năm 2030. Điều này sẽ khiến nhu cầu đối với các sản phẩm gia cầm gia tăng.

Ngoài ra, báo cáo cho thấy người tiêu dùng châu Á có xu hướng chọn thịt gia cầm hoặc hải sản làm nguồn protein động vật. Hải sản hiện chiếm khoảng 50% tổng lượng tiêu thụ protein động vật, trong khi thịt gia cầm chiếm 25%. Tuy nhiên, người tiêu dùng đang ngày càng lựa chọn thịt gia cầm nhiều hơn. Họ đang chuyển sang dùng nhiều thịt gà hơn vì giá tốt, lợi ích sức khỏe, hương vị, sự tiện lợi và tính sẵn có. Đồng thời, những lo ngại từ dịch tả lợn châu Phi (ASF) cũng là một lý do khiến nhu cầu gia cầm ngày càng tăng.

Ngoài sự tăng trưởng về số lượng, nhiều cơ hội giá trị sẽ xuất hiện do sự gia tăng của mạng lưới và nền tảng phân phối hiện đại, bao gồm các dịch vụ thực phẩm đang mở rộng nhanh chóng, hệ thống bán thực phẩm trực tuyến và bán lẻ hiện đại. Điều này sẽ ngày càng tạo ra cơ hội cho các chiến lược gia tăng giá trị và xây dựng thương hiệu cho ngành chăn nuôi gia cầm của khu vực.

Theo đó, triển vọng tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị sẽ khiến việc đầu tư vào ngành gia cầm ở Nam Á và Đông Nam Á trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư địa phương, khu vực và toàn cầu. Sự tăng trưởng như vậy sẽ đòi hỏi phải mở rộng và nâng cấp đáng kể chuỗi cung ứng gia cầm trong khu vực.

Ngành chăn nuôi gia cầm dự kiến sẽ có nhiều khác biệt vào năm 2030 khi nó ngày càng trở nên hiện đại, mang tính quốc tế và hội nhập. Sự sụt giảm dần doanh số bán hàng ở những thị trường truyền thống, cùng với sự phát triển của các kênh phân phối hiện đại, sẽ cho phép nhiều nhà sản xuất trong khu vực vươn lên, cạnh tranh những vị trí dẫn đầu và bắt đầu phát huy vai trò trên toàn khu vực, đầu tiên là ở Đông Nam Á và dần dần là ở Nam Á.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Rabobank)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn

Đông Nam Á có một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến nơi đây trở thành môi trường chín muồi cho tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tương lai của tài chính vi mô trong khu vực phụ thuộc vào việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Thailand Business News.

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á

Với đường bờ biển trải dài, hàng nghìn hòn đảo và vùng lãnh hải rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, không có gì ngạc nhiên khi đại dương luôn đồng hành với cuộc sống thường nhật của nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á. Được biết, hiện hơn 10 triệu người trong khu vực đang sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống.

Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á
Return to top