Thế giới

Ngoại trưởng Đức hối thúc EU thỏa hiệp để sớm thông qua gói phục hồi 750 tỷ euro

ClockThứ Hai, 19/10/2020 10:00
Đức tin rằng gói phục hồi 750 tỷ euro (gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay) sẽ giúp khối này hồi phục nhanh hơn từ cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra và lấy lại đà tăng trưởng vào năm 2021.

EU kêu gọi Anh tiếp tục đàm phán BrexitHội nghị thượng đỉnh EU quyết định tương lai quan hệ Anh -EUEU tiếp tục nới lỏng các quy định viện trợ chính phủ đến giữa năm 2021Lãnh đạo các nước EU sẽ cứng rắn khi thực hiện thỏa thuận với AnhHội nghị Thượng đỉnh EU: Bài kiểm tra về sự thống nhất và đoàn kếtDoanh nghiệp Anh muốn đất nước và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận BrexitChâu Âu công bố chính sách mới về nhập cư và tị nạn

EU hứng chịu hậu quả nặng nề do Covid-19. Đồ họa: CEPS

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hối thúc các nước thành viên thỏa hiệp để không làm trì hoãn hơn nữa việc thông qua gói phục hồi.

Ông Maas nói: “Đặc biệt vào thời điểm số ca mắc Covid-19 đang tăng trên toàn châu Âu và chúng ta sẽ chứng kiến những hậu quả về kinh tế- xã hội. Chúng ta cần gói hỗ trợ này để giúp phục hồi nền kinh tế ở toàn châu Âu mà đặc biệt ở các nước chịu ảnh hưởng của đại dịch, giúp các nước đó thoát ra khỏi khủng hoảng. Tôi chỉ có thể kêu gọi tất cả các bên, cả Nghị viện châu Âu đối mặt với thách thức này và phán xét một cách thực tế tình hình mà chúng ta đang lâm vào về mặt kinh tế xã hội”.

Tuyên bố trên được đưa ra khi các nước như Hà Lan, và nhiều thành viên trong Nghị viện châu Âu đã phản đối gói hỗ trợ phục hồi kèm theo điều kiện là sẽ từ chối giúp đỡ những nước vi phạm các quy chuẩn về luật pháp và chống tham nhũng của EU. Hungaria và Ba Lan (2 nước thường bị cáo buộc vi phạm các tiêu chuẩn trên) đã đe dọa phủ quyết bất kỳ điều kiện nào đi kèm.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Return to top