Thế giới

Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp cho Tokyo vào ngày 21/3

ClockThứ Năm, 18/03/2021 15:59
TTH.VN - Ban cố vấn của chính phủ Nhật Bản về các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 ngày 18/3 đã thông qua kế hoạch dự kiến vào ngày 21/3 sẽ chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở khu vực thủ đô Tokyo, trong khi chính quyền địa phương vẫn khuyến cáo người dân không nên lơ là cảnh giác.

Nhật Bản phải đảm bảo 4 tiêu chí để tổ chức Thế vận hội TokyoNhật Bản: Thế vận hội Tokyo vẫn sẽ diễn ra trong mùa hè nàyNhật Bản hoãn tổ chức tiệc mừng năm mới của Nhật hoàng vì Covid-19Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh với tất cả các nước, đón người Việt NamHạ viện Brazil thông qua “ngân sách chiến tranh” khi số ca nhiễm COVID-19 vượt 10.000 người

Tình trạng khẩn cấp về dịch COVID-19 ở Tokyo (Nhật Bản) sẽ hết hiệu lực vào ngày 21/2/2021. Ảnh minh họa: JT/VOV

Bộ trưởng Kinh tế Yasuhisa Nishimura, người đứng đầu  trong chiến dịch ứng phó với COVID-19 của Nhật Bản cũng nhất trí: “Không có ý kiến phản đối kế hoạch này”. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng dịch bệnh vẫn còn phức tạp, các ca nhiễm vẫn còn gia tăng và một đợt dịch mới hoàn toàn có thể lại xảy ra.

Được biết, trong bối cảnh chính phủ đang chịu nhiều áp lực về việc phải kiểm soát đại dịch COVID-19 trước thềm Thế vận hội Tokyo diễn ra vào mùa hè này, Nhật Bản cũng mong muốn bắt đầu hoạt động kinh tế ở khu vực Greater Tokyo, nơi có 36 triệu dân đang sinh sống, chiếm 30% tổng dân số nước này.

Trong một diễn biến có liên quan, số ca nhiễm COVID-19 mới đã giảm xuống từ mức đỉnh điểm ghi nhận hồi tháng Giêng, khi đợt dịch thứ 3 và cũng là đợt dịch nguy hiểm nhất càn quét đất nước. Vào ngày 17/3 vừa qua, thủ đô Tokyo báo cáo ghi nhận 409 trường hợp, giảm sâu so với mức cao nhất là 2.520 trường hợp ghi nhận vào ngày 7/1.

“Tình trạng khẩn cấp sẽ được dỡ bỏ vào ngày 21/3. Nhưng chúng ta vẫn phải theo dõi tình hình dịch bệnh như thể đang bước vào một giai đoạn mới. Đợt tiêm chủng vaccine COVID-19 đầu tiên cho 14 triệu người ở Tokyo chỉ mới bắt đầu và cho đến khi hoàn thành, chúng ta phải chiến đấu với đại dịch bằng tay không”, Thống đốc Tokyo Koike Yuriko cho biết.

Được biết, trong khi các khu vực khác của đất nước đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng 2, thì Tokyo và các quận Kanagawa, Chiba và Saitama lại gia hạn yêu cầu bởi các cơ quan chức năng cho biết họ tiếp tục muốn thấy sự sụt giảm trong số ca nhiễm mới và số bệnh nhân nhập viện. Với yêu cầu này, các nhà hàng, quán bar đều được yêu cầu đóng cửa trước 8h tối.

Sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, 4 quận sẽ yêu cầu các hàng quán đóng cửa trước 9 tối và quy định có thể kéo dài đến cuối tháng 3 để giảm bớt nguy cơ bùng phát dịch.

Lực lượng đặc nhiệm của chính phủ sẽ có cuộc họp vào ngày 18/3 để hoàn thiện kế hoạch, sau đó báo cáo Thủ tướng Suga Yoshihide vào lúc 7h tối theo giờ địa phương.

Đến nay, Nhật Bản đã ghi nhận khoảng 449.000 ca nhiễm và 8.678 người đã tử vong vì đại dịch.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản: Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

Khi vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa được đưa ra thảo luận trên các bàn đàm phán toàn cầu, với một cách thức riêng biệt, Naomi Arimoto, một thợ làm móng người Nhật Bản đang lồng ghép mối quan tâm này vào các tác phẩm của mình.

Nhật Bản Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top