Thế giới

Nhật Bản thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á

ClockThứ Bảy, 17/10/2020 13:21
TTH - Nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc, Chính phủ Nhật Bản cho biết nước này sẽ tăng cường đáng kể các chương trình khuyến khích doanh nghiệp xây dựng cơ sở sản xuất ở các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển trọng tâm sang Đông Nam ÁGần 80% doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á sụt giảm ​​doanh thu trong nửa đầu năm 2020Nhật Bản khuyến khích doanh nghiệp trong nước chuyển dây chuyền sản xuất sang khu vực ASEAN

Nhằm giảm sự phụ thuộc vào một thị trường nhất định, Nhật Bản hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng thị trường sang Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Nikkei/Dân trí

Theo đó, đối với những khoản đầu tư để xây dựng cơ sở sản xuất ở thị trường Đông Nam Á thực hiện bởi các công ty lớn, chính phủ sẽ chi trả đến 1/2 tổng mức đầu tư, trong khi lượng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ là 2/3.

Được biết, mục đích của hành động này là khuyến khích các công ty mở rộng số lượng quốc gia – nơi họ có hoạt động kinh doanh, thay vì lôi kéo các doanh nghiệp rời khỏi bất kỳ quốc gia nào.

Ông Katsunobu Kato, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga sẽ có chuyến thăm đến Việt Nam – Chủ tịch ASEAN và Indonesia – nền kinh tế lớn nhất khối trong chuyến công du kéo dài 4 ngày từ ngày 18/10. Chuyến đi này đã tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Suga kể từ khi ông lên nhậm chức. Trong đó, sự kiện này sẽ là bước đệm để kêu gọi các biện pháp thúc đẩy đầu tư vào ASEAN.

Trong một thông tin có liên quan, chương trình nhằm hỗ trợ cho các dự án liên quan đến việc mở rộng mạng lưới sản xuất đến các nước ASEAN. Những kế hoạch liên quan đến việc rút khỏi một quốc gia nhất định sẽ không bao gồm trong tiến trình hỗ trợ.

Giáo sư kinh tế chính trị quốc tế Yorizumi Watanabe thuộc Đại học Nghiên cứu Quốc tế Kansai (Nhật Bản) cho biết, kế hoạch hỗ trợ nêu trên của Chính phủ Nhật Bản sẽ không vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), miễn là có tiêu chuẩn khách quan để cung cấp hỗ trợ, thay vì trợ cấp cho các công ty cụ thể nào đó.

Từ khía cạnh chi phí, có thể nhìn thấy rằng Đông Nam Á là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà sản xuất. Tiền lương trung bình hằng năm chi trả cho một lao động sản xuất ở Indonesia rơi vào khoảng 5.956 USD và 4.041 USD ở Việt Nam, thấp hơn nhiều so với gần 10.000 USD ở Trung Quốc.

Ngay cả trước khi trở thành Thủ tướng, ông Yoshihide Suga đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết vấn đề quá phụ thuộc các chuỗi cung ứng vào những quốc gia nhất định. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản có thể sẽ sử dụng một khoản đáng kể trong đợt bổ sung ngân sách lần thứ 3 để đánh dấu tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á như một sáng kiến về chính sách.

Được biết, ngân sách bổ sung đầu tiên của Nhật Bản cho năm tài khóa 2020 đã dành 23,5 tỷ Yen (223 triệu USD) cho các doanh nghiệp chuyển hướng hoạt động sang Đông Nam Á để mở rộng mạng lưới cung ứng. Chính phủ nước này cũng đã phê duyệt 30 dự án trong đợt nhận hồ sơ xin hỗ trợ đầu tiên kết thúc hồi tháng 6 vừa qua.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Nikkei News & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Return to top