Thế giới

Nhật Bản viện trợ 41 triệu USD cho các nước châu Á phân phối vaccine COVID-19

ClockThứ Tư, 10/03/2021 14:25
TTH.VN - Tờ The Jakarta Post ngày hôm nay (10/3) dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho hay, Nhật Bản sẽ cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 4,5 tỷ yen (tương đương 41 triệu USD) thông qua một tổ chức quốc tế cho 25 quốc gia ở khu vực châu Á và các đảo Thái Bình Dương, nhằm hỗ trợ họ xây dựng mạng lưới phân phối các loại vaccine ngừa COVID-19.

40% dân số được tiêm chủng, Israel mở cửa trở lại nhà hàng, hàng quánASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật số

Người dân ở thủ đô Jakarta, Indonesia được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Cụ thể, khoản viện trợ không hoàn lại này sẽ được sử dụng để đảm bảo các cơ sở bảo quản lạnh, các phương tiện vận chuyển và những thiết bị khác cần thiết cho việc phân phối ổn định vaccine ở các quốc gia nói trên; trong đó bao gồm Indonesia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nhật Bản đặt mục tiêu hỗ trợ công tác đảm bảo phân phối vaccine "đến từng người và mọi người ở mọi nơi tại các quốc gia đang phát triển", với hy vọng kiểm soát đại dịch COVID-19 càng nhanh càng tốt, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết; đồng thời nói thêm rằng, khoản viện trợ sẽ được phân phối thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF).

Những quốc gia nhận viện trợ khác là Bhutan, Brunei, Campuchia, Quần đảo Cook, Đông Timor, Fiji, Lào, Malaysia, Maldives, Micronesia, Myanmar, Nepal, Niue, Pakistan, Papua New Guinea, Samoa, Sri Lanka, Quần đảo Solomon, Tonga, Tuvalu, và Vanuatu.

Đáng chú ý, Nhật Bản cũng đã cam kết đóng góp 200 triệu USD vào cơ sở COVAX, một nền tảng phân phối vaccine quốc tế được thành lập nhằm đảm bảo sự tiếp cận công bằng đối với các mũi tiêm cho những quốc gia đang phát triển. Sáng kiến​​ COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới vào cuối năm 2021.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top