Thế giới

Nhật-Mỹ dự kiến thời gian tổ chức đối thoại chiến lược “2+2”

ClockThứ Tư, 15/12/2021 15:52
Đây sẽ là Đối thoại chiến lược ngoại giao-quốc phòng đầu tiên giữa hai nước kể từ sau khi Nhật Bản chuyển giao từ chính quyền Thủ tướng Suga Yoshihide sang chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio.

Nhật Bản, Mỹ nhất trí thúc đẩy quan hệ đồng minhNhật Bản kêu gọi sớm tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại Mỹ-TrungBộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật, Úc: Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tếMỹ, Nhật Bản xúc tiến tổ chức đối thoại về an ninh hàng hảiMỹ- Hàn- Nhật thảo luận vấn đề hạt nhân Triều Tiên

Quốc kỳ của Hoa Kỳ và Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi dự kiến thăm Mỹ và tham dự đối thoại chiến lược ngoại giao-quốc phòng (Đối thoại chiến lược “2+2”) với các quan chức đồng cấp của Mỹ vào đầu tháng 1/2022.

Đây sẽ là Đối thoại chiến lược ngoại giao-quốc phòng đầu tiên giữa hai nước kể từ sau khi Nhật Bản chuyển giao từ chính quyền Thủ tướng Suga Yoshihide sang chính quyền Thủ tướng Kishida Fumio.

Theo một quan chức Chính phủ Nhật Bản, việc xây dựng kế hoạch cho đối thoại lần này tương đối khó khăn do lịch trình chính trị của mỗi bên, nhưng chính phủ hai nước quyết tâm tổ chức càng sớm càng tốt, có thể vào ngày 7/1/2022.

Dự kiến nội dung đối thoại sẽ tập trung vào củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ, đặc biệt là trong chính sách an ninh và ngoại giao.

Bên cạnh đó, hai bên sẽ có những thảo luận cụ thể nhằm thể hiện sự thống nhất trong ứng phó với các vấn đề cấp bách của cộng đồng quốc tế hiện nay như dịch bệnh COVID-19 và chống biến đổi khí hậu.

Đối thoại chiến lược “2+2” năm 2020 giữa quan chức ngoại giao và quốc phòng hàng đầu hai nước Nhật Bản, Mỹ được tổ chức vào tháng 3, tức là 1 tháng sau khi Tổng thống Joe Biden chính thức tiếp quản Nhà Trắng.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Return to top