ClockChủ Nhật, 04/06/2017 09:28

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật, Úc: Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế

Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ, Nhật Bản và Australia đã hối thúc Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La - diễn đàn an ninh châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra tại Singapore.

Thủ tướng Úc kêu gọi sự hợp tác của các nước trong khu vựcMỹ sẽ duy trì cam kết với các đồng minh châu ÁKhai mạc Đối thoại Shangri-La 2017 tại SingaporeNhững vấn đề nóng trên bàn nghị sự

(Từ trái sang phải) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Australia Marise Payne (Ảnh: Reuters)

(Từ trái sang phải) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và người đồng cấp Australia Marise Payne (Ảnh: Reuters)

Thời báo Hoa nam Buổi sáng đưa tin, Trung Quốc đã bị chỉ trích vì đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Hoa Đông tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản và Australia cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với phán quyết mà tòa án quốc tế đưa ra hồi năm ngoái, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Reuters cũng đưa tin, phát biểu tại Diễn đàn An ninh châu Á ở Singapore sau khi ba nước trên tiến hành một cuộc gặp 3 bên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã hoan nghênh sự trợ giúp của Bắc Kinh nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nơi Bình Nhưỡng đã đẩy mạnh các chương trình tên lửa và hạt nhân. Nhưng ông Mattis đã chỉ trích Trung Quốc khuấy động căng thẳng ở Biển Đông.

“Việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông và sự quân sự hóa không thể chối cãi các cơ sở trên các thực thể tại vùng biển quốc tế đã làm tổn hại tới sự ổn định của khu vực”, ông chủ Lầu Năm Góc phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6 (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ngày 3/6 (Ảnh: Reuters)

Trong khi đó, người đồng cấp Nhật Bản Tomomi Inada đã đưa ra những lời chỉ trích tương tự đối với Trung Quốc trong bài phát biểu kéo dài 30 phút. Bà Inada nói rằng Nhật Bản quan ngại về những thay đổi đối với tình hình an ninh tại cả Biển Đông và Hoa Đông, ám chỉ Trung Quốc chịu phần lớn trách nhiệm dù không nêu tên cụ thể nước này.

“Tại Biển Đông và Hoa Đông, chúng tôi tiếp tục chứng kiến các nỗ lực đơn phương, vô cớ nhằm thay đổi hiện trạng dựa trên các đòi hỏi không phù hợp với các quy phạm quốc tế hiện thời”, bà Inada nói.

“Liên quan tới Biển Đông, phán quyết cuối cùng đã được đưa ra trong vụ kiện giữa Philippines với Trung Quốc hồi tháng 7/2016”, Bộ trưởng Inada cho biết thêm.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Theo Lầu Năm Góc. Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động xây dựng trên các đảo nhân tạo, với diện tích xây dựng lên đến 13 ha.

Trung Quốc và Nhật Bản cũng có tranh chấp chủ quyền ở Hoa Đông, khi Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với quần đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư hiện do Tokyo quản lý.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada (Ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne đã nhắc tới phán quyết của tòa trọng tài trong bài phát biểu của bà.

“Các tàu và máy bay của chúng tôi sẽ hoạt động ở Biển Đông, như những gì đã diễn ra trong nhiều thập niên qua, phù hợp với quyền tự do hàng hải và hàng không. Và chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ quyền của các nước khác nhằm thực thi các quyền này”, Bộ Payne nhấn mạnh.

Trong một tuyên bố chung, Mỹ, Nhật Bản và Australia đã kêu gọi “đối thoại và hợp tác” với Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh cam kết đối với luật pháp quốc tế cũng như tự do hàng hải và hàng không.

Họ kêu gọi các bên liên quan “ngừng các hoạt động cải tạo đất, phi quân sự hóa các thực thể tranh chấp và chấm dứt các hành động khiêu khích có thể gây căng thẳng”.

Trung Quốc than phiền bị đối xử không công bằng

Phái đoàn quân đội Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo bên lề hội nghị sau khi Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước trên có các bài phát biểu tại Đối thoại Shang-riLa, nói rằng Trung Quốc là một cường quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và quy tắc ứng xử theo Liên Hợp Quốc.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng tự do hàng hải nên giống các hoạt động quân sự và giám sát ở cự ly gần… do các máy bay chiến đấu và tàu chiến Mỹ thực hiện trong không phận, vùng biển, các đảo thuộc Trung Quốc”, Trung tướng He Lei, Phó Giám đốc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc, trưởng đoàn phía Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La, lớn tiếng nói.

Đại tá Zhao Xiaozhuo, một thành viên khác, thì nói phía Trung Quốc cảm thấy không công bằng khi bị chỉ trích đồng loạt.

Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh hàng đầu khu vực, diễn ra trong 3 ngày từ 2-4/6. Biển Đông vẫn là vấn đề trọng tâm của các cuộc thảo luận, dù các nước thừa nhận sự ảnh hưởng và trợ giúp của Trung Quốc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần

Chỉ số đồng USD đã tăng vào phiên cuối tuần 25/10, đánh dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp của chỉ số này nhờ các số liệu kinh tế giúp duy trì kỳ vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất ổn định. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo việc làm tháng 10/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào tuần tới.

Đồng USD thắng thế khi bầu cử Tổng thống Mỹ tới gần
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top