Thế giới

Nhật – Mỹ tổ chức cuộc đàm phán chiến lược đầu tiên về ASEAN

ClockThứ Năm, 02/06/2022 13:07
TTH.VN - Hôm qua (1/6), Nhật Bản đã Mỹ đã tiến hành cuộc đối thoại chiến lược đầu tiên về các vấn đề hợp tác với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), như một phần của sự phối hợp chính sách rộng rãi hơn của Tokyo và Washington trong khu vực, tin từ The Japantimes cho biết.

Bộ tứ QUAD sát cánh cùng nhau vì Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mởNhật-Mỹ dự kiến thời gian tổ chức đối thoại chiến lược “2+2”Giới chức Nhật Bản, Mỹ xem xét thuế nhập khẩu thép và nhôm

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc hội đàm ở Tokyo ngày 23/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Các quan chức cấp cao của chính phủ hai nước đã tiến hành cuộc gặp trực tuyến sau cuộc hội đàm của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại thủ đô Tokyo trong chuyến công du của nhà lãnh đạo Mỹ đến nước này vào tuần trước.

Được biết, phiên họp trực tuyến hôm qua có sự tham gia của ông Takehiro Kano - Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á và Tây Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, và ông Daniel Kritenbrink - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.

Hai bên đã thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác với ASEAN trong việc đảm bảo an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ngoài ra, chương trình nghị sự cũng bao gồm kế hoạch củng cố và thúc đẩy quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, như đã được hai nhà lãnh đạo Nhật – Mỹ thống nhất trong cuộc hội đàm tuần trước.

“Đông Nam Á là chìa khóa để hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, Thư ký Báo chí Bộ Ngoại giao Nhật Bản Hikariko Ono nhấn mạnh trong buổi họp báo sau cuộc hội đàm trực tuyến hôm qua. Đồng thời, bà Ono cũng khẳng định việc đối thoại chiến lược với Mỹ là “cực kỳ có ý nghĩa” về mặt này.

Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Fumio Kishida và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác Nhật-Pháp trong việc đảm bảo trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và hiện thực hóa một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết.

Cuộc điện đàm dài khoảng 25 phút, là cuộc trò chuyện đầu tiên của 2 nhà lãnh đạo kể từ khi ông Macron tái đắc cử vị trí Tổng thống Pháp hồi tháng 4.

Trong cuộc điện đàm, Thủ tướng Kishida đã đề cao mối quan hệ song phương giữa hai nước, gọi Tokyo và Paris là “những đối tác đặc biệt” trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Pháp bày tỏ hy vọng làm sâu sắc hơn các mối quan hệ kinh tế và an ninh song phương.

Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định vai trò của Nhóm G7 mà hai nước là thành viên, đồng ý hợp tác trong việc đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, cũng như giải quyết các vấn đề khu vực như Triều Tiên.

BẢO NGHI (Lược dịch từ The Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
Return to top