Thế giới

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

ClockThứ Ba, 24/09/2024 11:27
TTH - Với chủ đề “Thực hiện hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa”, diễn đàn SEA of Solutions (SoS) 2024 vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào cuối tuần qua đã kêu gọi các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào tuần hoàn nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và đảm bảo phát triển bền vững.

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủTừ năm 2022, Ấn Độ sẽ cấm hầu hết nhựa dùng một lần

 Một nhà máy phân loại và tái chế rác thải nhựa để gỉảm ô nhiễm. Ảnh: iStocks

Tại sự kiện, bà Regula Schegg, Giám đốc tài chính & điều hành của tổ chức Circulate Capital nhấn mạnh rằng thế giới đang rất cần tăng cường tài chính và chấm dứt ô nhiễm nhựa, do lượng rác thải nhựa mà các quốc gia thải ra hiện nay đã lên đến mức “khổng lồ”.

“Để cắt giảm 90% lượng rác thải nhựa không được quản lý tốt so với mức của năm 2019 cần khoảng 17.000 tỷ USD từ các quỹ công và tư trong giai đoạn 2025-2040”, bà cho biết.

Mặc dù số tiền tài trợ để giải quyết ô nhiễm nhựa ngày càng tăng, đạt mức cao nhất vào những năm 2020, nhưng bà Schegg lưu ý rằng mức đó vẫn chưa đủ, nhất là ở các nền kinh tế mới nổi.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN News, Straitstimes & ANN )
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Return to top