Thế giới
Cập nhật COVID-19:

Nhiều nước phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2

ClockThứ Sáu, 25/12/2020 15:03
TTH.VN - Hãng tin CNA ngày 25/12 đưa tin, văn phòng Tổng thống Pháp cho biết sau một tuần nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, Tổng thống Emmanuel Macron đã không còn xuất hiện các triệu chứng của COVID-19.

Indonesia cấm đón Giáng sinh và Năm Mới ở nơi công cộng do Covid-19Tổng thống Pháp vẫn ổn sau một ngày xác nhận mắc COVID-19Tổng thống Pháp mắc Covid-19, hàng loạt nguyên thủ phải cách lyThái Lan nới lỏng hạn chế đi lại đối với du khách từ hơn 50 quốc giaPháp sẽ tiêm vaccine ngừa Covid-19 ngay tuần sau

Tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến rất nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Nhân dân

Cung điện Elysee thông tin thêm rằng vị tổng thống luôn tự cách ly bản thân tại một dinh thự gần Paris, nơi ông tổ chức các cuộc họp trực tuyến. Hết các triệu chứng của bệnh, Tổng thống Emmanuel Macron sẽ không phải tiếp tục quá trình cách ly sau 7 ngày.

Được biết, Tổng thống Macron vẫn phụ trách quản lý “các vấn đề chính của đất nước” trong thời gian cách ly và ông sẽ tiếp tục đảm nhiệm nhiệm vụ này trong những ngày tới. Về tình hình sức khỏe của tổng thống, ngày 17/12 vừa qua, với các triệu chứng như ho, mệt mỏi và đau cơ, ông đã được tiến hành xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Văn phòng Tổng thống đã báo cáo về tình hình sức khỏe được cải thiện lần đầu tiên vào ngày 24/12, trong đó các báo cáo trước đều cho thấy sức khỏe của Tổng thống ổn định.

Trong một thông tin có liên quan, chính phủ Pháp đang lo ngại nhiều khả năng giai đoạn lễ Giáng sinh sẽ khiến nước này đối mặt với số ca nhiễm COVID-19 tăng cao chóng mặt, sau khi Pháp ghi nhận tổng cộng hơn 62.000 ca tử vong do dịch.

Từ cuối ngày 24/12, các nhà chức trách Pháp đã thông báo về gần 15.000 ca nhiễm mới được ghi nhận trong vòng 24h và 278 ca tử vong mới.

Chiến dịch tiêm chủng sẽ bắt đầu vào ngày 27/12, với các y, bác sĩ, nhân viên y tế và người cao tuổi sẽ được ưu tiên tiêm chủng đầu tiên.

Trước đó, vào ngày 21/12, Liên minh châu Âu đã bật đèn xanh phê duyệt vaccine COVID-19 của hãng dược Pfizer của Mỹ và Đối tác BioNTech của Đức, mở đường cho đợt tiêm chủng đầu tiên bắt đầu tại 27 nước ngay sau Giáng sinh. Cơ quan Giám địch chất lượng Y tế Pháp (HAS) ngày 24/12 cũng cho phép loại vaccine này được sử dụng ở Pháp.

Cũng trong dòng tin cập nhật về COVID-19, các nhà chức trách Đức ngày 25/12 đã xác nhận biến thể của virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện ở nước này, làm tăng thêm lo ngại rằng biến thể của virus đã lây lan ra ngoài phạm vi Anh và Nam Phi.

Theo đó, một người phụ nữ bay từ sân bay London Heathrow đến Đức tại sân bay Frankfurt đã cho kết quả dương tính với biến thể mới của COVID-19 vào ngày 20/12. Các nhà chức trách thuộc tiểu bang Baden-Wurttenberg nhận định đây là trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới xác nhận ở Đức.

Trong đó, bệnh nhân nữ đã đến Đức để thăm người thân, được người thân đón tại sân bay. Hiện bệnh nhân đã được cách ly ngay tại gia đình ở Baden-Wurrtenberg.

Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nhẹ. 3 người tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng nhanh chóng tiến hành cách ly.

Đức đã hạn chế việc di chuyển bằng đường hàng không từ Anh chỉ vài giờ sau chuyến bay chở bệnh nhân nhiễm COVID-19. Nhiều quốc gia khác cũng áp đặt các lệnh hạn chế tương tự để ngăn chặn đại dịch lây lan rộng hơn.

Viện Huyết học Quốc gia Đan Mạch (SSI) cho biết đã phát hiện 33 trường hợp nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2. Các ca nhiễm được phát hiện trong khoảng thời gian từ ngày 14/11 - 14/12.

Singapore ngày 24/12 cũng xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Tính đến 13h04' ngày 25/12 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 79,7 triệu ca nhiễm COVID-19, hơn 1,7 triệu người đã tử vong và gần 56,2 triệu bệnh nhân đã bình phục. Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước có số ca nhiễm nhiều nhất thế giới, với lần lượt hơn 19 triệu ca, hơn 10 triệu ca và gần 7,5 triệu ca.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA, Worldmeters & Dw)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top