Thế giới

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

ClockThứ Hai, 16/01/2023 10:08
Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.

Các “điểm nóng” du lịch châu Á chuẩn bị bùng nổ trước sự trở lại của khách Trung QuốcTrung Quốc tăng cường sinh kế, hỗ trợ kinh tế chống dịchCOVID-19 lại khiến Bắc Kinh vắng lặng như tờBong bóng du lịch Mekong có thể giúp khu vực mở cửa trở lạiLiên Hiệp quốc kêu gọi các nước ưu tiên mở cửa lại trường học

Người dân Trung Quốc về quê dịp xuân vận năm nay - Ảnh: CCTV

Nếu so với dân số hơn 1,4 tỉ dân, số ca tử vong này vẫn chiếm tỉ lệ khá thấp. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ tính số người chết ở các bệnh viện, chưa bao gồm số ca tử vong ở nhà.

90% có bệnh nền

Thời gian đầu sau khi nới lỏng phòng dịch từ tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã điều chỉnh cách tính các ca tử vong do COVID-19.

Theo đó, nước này chỉ tính các trường hợp tử vong do viêm phổi hoặc suy hô hấp vào số người chết chính thức do COVID-19; những ca tử vong ở các bệnh nhân có bệnh nền không được tính là tử vong do COVID-19.

Theo Bắc Kinh, việc điều chỉnh là do biến thể Omicron hiện không còn gây nguy hiểm như trước.

Nhưng đến ngày 14-1, Trung Quốc bất ngờ công bố gần 60.000 ca tử vong ở bệnh viện liên quan COVID-19 từ 8-12-2022 đến 12-1-2023. Cụ thể, theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, độ tuổi trung bình của những người tử vong là 80,3 tuổi.

Trong số những trường hợp tử vong, có 5.503 trường hợp là suy hô hấp do nhiễm COVID-19; 54.435 trường hợp do nhiễm COVID-19 và có các bệnh lý nền như ung thư, tim mạch; 90% số người tử vong là từ 65 tuổi trở lên; 90% có bệnh nền, chủ yếu là bệnh về tim mạch, ung thư giai đoạn cuối, bệnh đường hô hấp, xuất huyết não, thận, bài tiết.

Lý giải về số ca tử vong của người cao tuổi, bà Tiêu Nhã Huy, giám đốc Sở Y chính Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, cho biết mùa đông vốn là mùa cao điểm bệnh về đường hô hấp, bệnh tim mạch ở người già, gần đây cộng thêm việc nhiễm bệnh COVID-19, do đó tỉ lệ tử vong của người cao tuổi tăng.

Đã qua đỉnh dịch đợt 1

Theo bà Tiêu Nhã Huy, hiện Trung Quốc có 16.400 phòng khám sốt ở các cơ sở y tế cấp 2, 43.100 phòng khám sốt ở cơ sở y tế cấp cơ sở. 

Lượt khám bệnh ở các cơ sở khám bệnh sốt đạt đỉnh vào ngày 23-12-2022, với 2.867.000 lượt sau đó giảm dần; đến ngày 12-1 còn 477.000 lượt, giảm 83,3% so với đỉnh. Hiện nay bệnh nhân các phòng khám sốt ở các tỉnh thành khu tự trị đều giảm, cả nông thôn và thành phố.

Tỉ lệ xét nghiệm dương tính ở các phòng khám đạt đỉnh vào ngày 20-12-2022 với tỉ lệ 33,9%, đến ngày 12-1 còn 10,8%. Tình hình cấp cứu đạt đỉnh vào ngày 2-1 với 1.526.000 lượt, đến 12-1 giảm còn 1.092.000 lượt, giảm 28,4% so với đỉnh.

Tình hình khám bệnh ngày 12-1 cho thấy số lượt người khám bệnh thường là 9.135.000 lượt, trở về giai đoạn trước dịch. 

 

Tỉ lệ dương tính của bệnh nhân đạt 5,7% hôm 19-12-2022, sau đó giảm dần, 12-1 còn 0,9%. Số lượt bệnh nhân khám bệnh thông thường đang tăng, phục hồi như xưa.

Tuy nhiên, theo bà Huy, số ca nặng vẫn còn cao. Cụ thể ngày 12-1 có 97.000 ca bệnh nặng có bệnh nền (92,8%); 7.357 ca bệnh nặng không bệnh nền (7%). Phân tích số liệu cho thấy các ca nặng đều là người cao tuổi, bình quân 75,5 tuổi trở lên; có nhiều bệnh nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết.

Tờ Bắc Kinh Nhật báo trích dẫn dự báo của ông Ngô Tôn Hữu, chuyên gia dịch bệnh Trung tâm phòng chống dịch Trung Quốc, trong hội nghị kinh tế tài chính ngày 17-12-2022 cho biết đợt dịch đầu tiên xuất hiện từ giữa tháng 12 đến đầu tháng 1-2023; đợt dịch thứ hai từ cuối tháng 1 đến giữa tháng 2, đợt dịch thứ ba là từ cuối tháng 2 đến giữa tháng 3 khi người dân quay lại làm việc.

Nguồn: The Economist - Dữ liệu: Gia Minh tổng hợp - Đồ họa: Tấn Đạt

Xuân vận với nhiều thách thức tại Trung Quốc

Năm nay là cái Tết mà người dân Trung Quốc không còn phải lo bị cách ly khi về quê, không phải ăn Tết tại chỗ, sau ba năm phòng dịch nghiêm ngặt. Nên xuân vận năm nay đến sớm hơn mọi năm, khi nhiều người lao động quyết định về quê sớm, ngay sau khi dỡ lệnh cách ly.

Lý do là đã ba năm không về quê đoàn tụ, về sớm để dễ mua vé tàu xe, và một số người về quê vì lo sợ nhiễm bệnh ở thành phố một mình không ai chăm sóc.

Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, dự kiến lượng hành khách xuân vận 2023 (từ 7-1 đến 15-2, kéo dài 40 ngày) là 2,095 tỉ lượt người, tăng 100% so với cùng kỳ. Trong đó, thăm thân nhân chiếm 55%; lao động về quê là 24%; du lịch là 10%.

Ông Từ Thành Quang, thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, cho biết xuân vận năm nay dự báo với lượng hành khách cao kỷ lục ngay trong giai đoạn đỉnh dịch COVID-19, là một mùa xuân vận có nhiều thách thức nhất trong lịch sử.

Ngành giao thông nước này từ những ngày đìu hiu vắng khách, nhanh chóng chuyển sang trạng thái quá tải vì khách tăng đột biến. Nhiều địa phương dự báo thời gian trước và sau Tết sẽ xuất hiện đợt dịch thứ hai.

Theo Tuổi trẻ Online

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top