Thế giới

Nhìn lại cam kết về khí hậu của các nước khi tham gia hội nghị thượng đỉnh khí hậu

ClockThứ Bảy, 24/04/2021 09:43
TTH.VN - Lãnh đạo các nước như Brazil, Canada và Nhật Bản vừa qua đã đưa ra các cam kết của quốc gia về hạn chế phát thải nhà kính và giải quyết biến đổi khí hậu, khi tham gia hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tổ chức bởi Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Khí hậu là nỗi lo lớn nhất của giới trẻ châu ÂuMỹ - Nhật - Hàn tiến hành đàm phán an ninhChâu Âu: Mất mùa do nắng nóng và hạn hán tăng gấp 3 lần trong vòng 50 nămBiến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo trên toàn cầuKhủng hoảng nước - một trong năm rủi ro toàn cầu hàng đầu hiện nay

Các nước đều cam kết nỗ lực giảm phát thải khi tham gia hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tổ chức bởi Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh minh họa: CNN/VOV

Các cam kết được đưa ra ngay sau khi ông Joe Biden tuyên bố sẽ cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải của nước này vào năm 2030, nhiều hơn gấp đôi so với cam kết trước đó của Mỹ theo nội dung Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015.

Theo đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tập trung lãnh đạo các nước và tổ chức hội nghị để thúc đẩy nỗ lực toàn cầu về đối phó với biến đổi khí hậu. “Đây là một khởi đầu đáng khích lệ. Chúng ta đang bắt đầu đạt được một số tiến bộ thực sự”, ông Joe Biden chia sẻ.

Về phía các nước, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, nước này cam kết so với năm 2013 sẽ hạn chế 46% lượng phát thải vào năm 2030.

Nhật Bản – quốc gia phát thải lớn thứ 5 thế giới trước đó đã đưa ra cam kết về mức phát thải giảm 26%. Song mục tiêu này đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối rằng 26% là mức cắt giảm không đủ.

“Nhật Bản đã sẵn sàng thể hiện vai trò lãnh đạo của mình cho tiến trình khử Carbon trên toàn thế giới”, Thủ tướng Suga cho biết tại phiên hội nghị. Tương tự Mỹ, Nhật Bản cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng cam kết so với năm 2005, nước này sẽ cắt giảm 40% - 45% lượng khí thải vào năm 2030, đánh dấu mức tăng lớn so với cột mốc cam kết đưa ra trước đó là 30%.

“Chúng tôi sẽ liên tục củng cố kế hoạch của mình và triển khai nhiều hành động hơn nữa trong hành trình đạt mục tiêu không phát thải vào năm 2050”, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết tại hội nghị.

Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lại không đưa ra mục tiêu mới, song lại cam kết đưa vào sử dụng 450 gigawatt năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Thủ tướng Narendra Modi cũng công bố Quan hệ Đối tác về Khí hậu và Năng lượng Sạch Ấn Độ - Mỹ cho năm 2030. Ấn Độ là quốc gia phát thải nhiều thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Mỹ.

Trong khuôn khổ hội nghị, Thủ tướng Nga Vladimir Putin cam kết sẽ giảm “đáng kể” phát thải của đất nước trong vòng 3 thập kỷ tới.

Cũng theo Thủ tướng Nga Vladimir Putin, so với năm 1990, đất nước đã cắt giảm gần ½ lượng phát thải nhà kính. Đồng thời Nga cũng kêu gọi giảm lượng khí thải Metan toàn cầu – một loại khí thải nhà kính mạnh gấp 84 lần so với Carbon Dioxide và là nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu.

“Số phận của toàn bộ hành tinh chúng ta, triển vọng phát triển của mỗi quốc gia, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống của người dân phần lớn sẽ phụ thuộc vào thành công trong chuỗi nỗ lực này”, ông Putin khẳng định tại hội nghị.

Cũng trong dòng tin có liên quan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tái cam kết rằng lượng khí thải của nước này sẽ đạt đỉnh trước năm 2030 và sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060. Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí hợp tác về biến đổi khí hậu, bất chấp những chia rẽ xuất hiện trong lĩnh vực thương mại và nhân quyền.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Hàn Quốc sẽ chấm dứt tài trợ công cho các nhà máy điện than ở nước ngoài, cũng như có kế hoạch đưa ra cam kết giảm phát thải mạnh mẽ hơn.

Một số quốc gia ca ngợi Tổng thống Mỹ Joe Biden vì đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh này và đưa Mỹ trở lại hiệp định Paris.

“Tôi rất vui khi thấy Mỹ trở lại với chúng tôi trong lĩnh vực chính trị khí hậu, bởi thế giới cần sự góp sức của Mỹ”, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết tại hội nghị.

Theo thỏa thuận Paris, các nước sẽ công bố các mục tiêu phát thải được cập nhật cho thập kỷ tới tại hội nghị khí hậu của Liên Hiệp Quốc ở Glasgow, Scotland sẽ diễn ra vào tháng 11.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Nghị sĩ Aoyagi Yoichiro: Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3 - 7/12, phóng viên TTXVN tại Tokyo đã có cuộc phỏng vấn nghị sĩ Nhật Bản Aoyagi Yoichiro về hợp tác giữa Quốc hội hai nước, những đóng góp vào sự phát triển quan hệ song phương, cũng như triển vọng hợp tác trong thời gian tới.

Nghị sĩ Aoyagi Yoichiro Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều tiềm năng hợp tác
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top