Thế giới

Nhìn lại nền kinh tế toàn cầu & triển vọng cho tương lai

ClockThứ Sáu, 31/12/2021 05:17
TTH - Trải qua một năm với nhiều biến cố và thành tựu như đại dịch diễn biến phức tạp, các nước ký kết nhiều thỏa thuận để tăng mức độ tương tác,… năm 2021 chứng kiến tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng, nhiều nền kinh tế đang mở cửa trở lại ngày một đầy đủ hơn; ngành công nghiệp và thương mại đang mở rộng.

Tăng tỷ lệ tiêm chủng để tăng mức độ miễn dịch là cách đúng đắn để vượt qua đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Reuters - VTV News

Phục hồi tích cực

Cụ thể, theo nhận định của giới chuyên gia, bất chấp sự gián đoạn liên quan đến đại dịch, do đại dịch COVID-19 gây ra, nền kinh tế toàn cầu nhìn chung đang thể hiện nhu cầu tổng thể mạnh mẽ. Hầu hết các chỉ số về hoạt động kinh tế toàn cầu đều cho thấy động lực tích cực; sản lượng công nghiệp tăng được đo lường trong hai tháng 9 và 10/2021. Động lực thương mại được duy trì và triển vọng ngắn hạn trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ được chỉ ra bởi Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tương đối tươi sáng. Đơn cử, chỉ số PMI trên toàn cầu đối với lĩnh vực sản xuất tăng lên mức 54,3; trong khi đối với ngành dịch vụ, con số này chạm mốc 55,6.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp đang giảm và thương mại thế giới đã phục hồi một cách hiệu quả theo hướng tiền đại dịch. Tình hình sức khỏe cộng đồng đã được cải thiện ở hầu hết các quốc gia được khảo sát, đặc biệt là khi vaccine phòng COVID-19 đã trở nên sẵn có hơn so với trước và các chương trình tiêm chủng cuối cùng cũng đã và đang dần đạt được những tiến bộ thật sự.

Trước tình hình này, các chuyên gia y tế công cộng lạc quan một cách thận trọng, song vẫn nhấn mạnh rằng cộng đồng, người dân toàn cầu tiếp tục giữ cảnh giác để bảo vệ bản thân và xã hội, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc phân phối và chấp nhận vaccine rộng rãi hơn.

Vẫn phải đối mặt với thách thức

Theo khảo sát của công ty tư vấn, quản lý toàn cầu McKinsey về tâm lý kinh tế, hiện tại, những thách thức kinh tế chính bao gồm tắc nghẽn chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng. Những chướng ngại vật này đặt ra những trở ngại đáng kể đối với con đường phục hồi sau đại dịch, khiến mọi thứ trở nên khó suôn sẻ hơn, cũng như gây ảnh hưởng làm chậm tốc độ tăng trưởng công nghiệp, kìm hãm tâm lý người tiêu dùng và khiến người dân đối mặt với khó khăn thực sự. May mắn là hầu hết các nhà kinh tế và các tổ chức làm công tác nghiên cứu, dự báo đều cho rằng, những khó khăn này sẽ tồn tại tương đối ngắn hạn. Đơn cử như kỳ vọng về lạm phát đã tăng lên mức 2,9% ghi nhận vào tháng 10/2021, song vẫn ở trong mức cho phép về mục tiêu lạm phát của hầu hết các ngân hàng Trung ương.

Sự gián đoạn liên quan đến đại dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng giảm nhẹ, song hầu hết các chuyên gia vẫn cho rằng, trước khi hệ thống phục hồi lại trạng thái cân bằng, tình hình vẫn sẽ tồi tệ đi. Sau một thời gian tạm thời ngưng hoạt động, sự phục hồi nhanh chóng của sản xuất trong công nghiệp và thương mại đã và đang gây nên những thách thức nghiêm trọng về năng lực hậu cần. Hiện tại, việc hoàn thành, vận chuyển và giao đơn hàng đang đối mặt với tình trạng thiếu tàu, bến, container, xe tải và lao động trên toàn thế giới.

Nền kinh tế toàn cầu đã trải qua một năm đầy biến động. Ảnh minh họa: Getty Images - baochinhphu.vn

Cũng trong một năm đầy biến động, thương mại toàn cầu tăng trưởng nhanh nhưng không đồng đều.

Kể từ tháng 7 vừa qua, dự báo tăng trưởng GDP thực tế cho năm 2021 đã bị hạ thấp đáng kể đối với Mỹ, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương khác, chẳng hạn như Indonesia và Australia. Nhìn lại quý III/2021, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng là 4,9%, chậm hơn nhiều so với mức 7,9% được đưa ra trong quý II năm nay. Nền kinh tế Mỹ cũng chỉ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng là 2%, thấp hơn kỳ vọng ở mức 2,7%, chậm hơn đáng kể so với mức 6,7% đã được thiết lập cho Mỹ trong quý II.

Ngược lại, dự báo lại khá lạc quan và sáng sủa đối với Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Đông Âu và Mỹ Latinh. Trong đó, nền kinh tế khu vực đồng euro tăng trưởng 2,2% trong quý III/2021, vượt qua mức kỳ vọng 2% đã đưa ra trước đó. Trong số các nền kinh tế thành viên lớn nhất, tốc độ tăng trưởng của Pháp là 3%, Italy 2,6%, nhanh hơn so với Tây Ban Nha ở mức 2% và Đức 1,8%.

Đối mặt với một đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp với sự xuất hiện của nhiều biến thể nghiêm trọng, có tỷ lệ lây nhiễm cao như Delta, Omicron, theo dữ liệu của Our World in Data, tính đến cuối tháng 11/2021, 54,2% dân số toàn cầu đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng COVID-19. Song đối với những quốc gia được Ngân hàng Thế giới (WB) xác định là các nước có thu nhập thấp, tỷ lệ tiêm chủng tương ứng chỉ là 5,8%. Kể từ đầu tháng 10, số ca mắc mới COVID-19 đã tăng trở lại, đặc biệt là ở Nga, Mỹ và châu Âu. Ở một số quốc gia châu Âu, các biện pháp hạn chế để chống dịch mới đang được áp dụng để kiểm soát sự lây lan. Để đối phó, các nước được yêu cầu vô cùng thận trọng, tăng cường tiêm chủng và nỗ lực chia sẻ nguồn cung đến các quốc gia đang cần vaccine phòng COVID-19 để cùng nhau vượt qua đại dịch. Bởi không nước nào có thể chiến thắng và an toàn nếu chỉ đi một mình.

Triển vọng cho năm 2022 và lời nhắn cho thập kỷ tiếp theo

Tuy nhiên nhìn chung, sau một năm đầy biến động, bất chấp những trở ngại từ sự xuất hiện của các biến thể đầy nguy hiểm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trên đà chứng kiến mức tăng trưởng 5,9% trong năm 2021 và đến năm 2022 sẽ là 4,9%. Trong thập kỷ tới, nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với những thách thức chính đến từ xu hướng tiếp tục của tiến trình phi hạt nhân hóa và lạm phát nhanh hơn dự kiến. Quá trình chuyển đổi theo hướng các nền kinh tế Carbon thấp để ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ tạo ra cả thách thức và cơ hội cho tăng trưởng toàn cầu. Các bài học kinh nghiệm về khả năng phục hồi khi đối mặt vợi sự gián đoạn do đại dịch gây ra sẽ ngày càng đóng một phần quan trọng hơn trong thập kỷ tiếp theo.

Hạnh Nhi

(Tổng hợp từ McKinsey & Company, The Conference Board & International Monetary Fund)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Tiện ích cho người nộp thuế

Với mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngành thuế nhằm tiết giảm thời gian và chi phí cho người nộp thuế (NNT), từ tháng 10/2024, TP. Huế đã triển khai ứng dụng thuế điện tử eTax Mobile cho 11.000 hộ kinh doanh trên địa bàn.

Tiện ích cho người nộp thuế
Return to top