Thế giới

Nhờ RCEP, Trung Quốc được hưởng lợi lớn khi xuất khẩu hàng hóa

ClockThứ Ba, 22/02/2022 14:48
TTH.VN - Kể từ khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào đầu năm nay, hải quan địa phương ở Trung Quốc đã báo cáo về những thành tựu đáng kể, đạt được từ việc thực hiện hiệp định thương mại, với một số ý kiến cho rằng xuất khẩu sang Nhật Bản dường như là đối tượng được hưởng lợi chính nhờ vào các ưu đãi theo thỏa thuận.

RCEP mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏRCEP và FTA hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài vào Campuchia hậu đại dịchHiệp định thương mại RCEP có hiệu lực đối với Hàn QuốcRCEP: Chiến thắng cho một khu vực cởi mởTrung Quốc, Hàn Quốc cam kết mở cửa rộng hơn theo nội dung hiệp định RCEP

Kể từ khi Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực, các nước thành viên đã và đang được hưởng rất nhiều lợi ích to lớn. Ảnh minh họa: Dân Việt

Nhờ có RCEP, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên với Nhật Bản. Hiệp định thương mại lớn này cũng đã tạo ra sự thúc đẩy cho thương mại khu vực, nhất là trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 vẫn chưa chắc chắn và căng thẳng địa chính trị vẫn còn tồn tại.

Từ ngày 1/1 - 20/2 vừa qua, hải quan Thạch Gia Trang, thuộc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc đã cấp 597 giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi theo nội dung RCEP cho lượng hàng xuất khẩu trị giá 44,21 triệu USD. Trong số đó, 93% giấy chứng nhận được cấp cho hàng xuất khẩu sang Nhật Bản và 2,8% cho một lượng hàng hóa đến Thái Lan. Được biết, các mặt hàng xuất khẩu chính sang Nhật Bản là các loại hạt, hàng dệt may, sản phẩm nhựa và các sản phẩm cơ khí, điện tử.

“Thỏa thuận thương mại RCEP đã giảm đáng kể chi phí cho công ty khi xuất khẩu giày và mũ sang Nhật Bản. Ví dụ, thuế nhập khẩu của Nhật Bản giảm từ khoảng 7% xuống còn 3%. Điều đó cho phép chúng tôi được hưởng các ưu đãi thuế quan trị giá hơn 300.000 NDT (47.370 USD) chỉ trong vòng 1 tháng”, Quản lý của Shijiazhuang Jin Ri Tai Chang Trading Co., Ltd Chen Yanli trả lời phóng viên báo Global Times cho hay.

Với lợi thế này, công ty có thể được hưởng mức giảm hoặc miễn thuế từ RCEP lên đến 3,8 triệu NDT trong năm 2022.

Ngoài Thạch Gia Trang, hải quan Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, miền Đông Trung Quốc cũng cho biết xuất khẩu sang Nhật Bản là được hưởng lợi nhiều nhất trong tháng Giêng vừa qua.

Cụ thể, vào tháng 1/2022, hải quan Phúc Châu đã cấp 307 giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi theo RCEP và 96% trong số đó được cấp cho hàng hóa xuất sang Nhật Bản.

Cùng lúc, tại Chiết Giang, một trong những tỉnh giàu có nhất của Trung Quốc và cũng là trung tâm sản xuất lớn của nước này, 5.190 giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp vào tháng Giêng cho lượng hàng hóa trị giá hơn 240 triệu USD, sau khi RCEP có hiệu lực. Mức thuế hơn 13 triệu NDT đã được miễn hoặc giảm.

Bên cạnh Trung Quốc, các nước thành viên khác của RCEP như Thái Lan cũng đã khuyến khích các công ty trong nước tận dụng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) để tăng xuất khẩu.

Theo đó, trong tháng đầu tiên thực hiện RCEP, giá trị hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan đạt 285 triệu Bath (8,52 triệu USD) và các thị trường xuất khẩu hàng hóa chính là Nhật Bản và Trung Quốc.

Như vậy, với thỏa thuận được thiết lập nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và hội nhập chuỗi cung ứng trong khu vực nhiều hơn vào những năm tới, ngân hàng DBS của Singapore cho biết trong một báo cáo gần đây rằng họ kỳ vọng trong khu vực ASEAN, Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi chính, bên cạnh những quốc gia cũng được hưởng nhiều lợi ích như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đan Lê (Lược dịch từ Global Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top