Thế giới

Nước mắt, nụ cười ngày đoàn tụ sau khi Mỹ dỡ bỏ hạn chế đi lại với nhiều nước

ClockThứ Ba, 09/11/2021 19:07
TTH.VN - Ngày 8/11, nhiều sân bay và cửa khẩu ở Mỹ đã chứng kiến những giọt nước mắt và nụ cười hạnh phúc của những du khách và người thân trong giây phút hội ngộ khi Mỹ mở cửa trở lại cho du khách đã tiêm chủng, chấm dứt 20 tháng đóng cửa biên giới vì đại dịch COVID-19 khiến nhiều gia đình ly tán, việc du lịch, đi lại cũng nhiều khó khăn.

Mỹ mở cửa biên giới với du khách nước ngoài sau 20 tháng hạn chếMỹ mở cửa cho du khách nhập cảnh theo đường hàng không từ tháng 11Mỹ mở cửa nền kinh tế, vượt lên nỗi đau hơn 600.000 người chết do COVID-19

Giây phút đoàn tụ. Ảnh: Reuters/Tuoitre

Từ Cầu Rainbow ở biên giới Mỹ-Canada đến giao lộ Tijuana của Mexico với San Ysidro, California, ô tô và người đi bộ đeo khẩu trang ùn tắc cả hàng dài trên các cửa ngõ vào Mỹ từ lúc bình minh, háo hức chờ mong những cuộc đoàn tụ.

Tại các sân bay và các cảng nhập cảnh khác của Mỹ, nhiều người thân ôm chầm lấy nhau khi gặp lại lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 quét qua toàn cầu, khiến hơn 5 triệu người thiệt mạng và nhiều nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Những hành khách tươi cười từ chuyến bay châu Âu đầu tiên hạ cánh tại Sân bay Quốc tế John F Kennedy (JFK) của New York theo quy định mới cho biết thật tuyệt khi lại được quay lại nơi này.

Tại các sân bay ở châu Âu, hành khách xếp hàng dài hào hứng để lên máy bay đến các thành phố của Mỹ, trong khi những người nhập cảnh bằng đường bộ phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ.

Lệnh cấm nhập cảnh được cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt vào đầu năm 2020 và tiếp tục được duy trì khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức từ đầu năm nay, đã trở thành biểu tượng cho những biến động do đại dịch gây ra.

Ban đầu, Tổng thống Trump lúc đó chỉ đóng cửa biên giới với du khách Trung Quốc vào tháng 2/2020. Một tháng sau, ông mở rộng lệnh cấm nhập cảnh đối với nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm Liên minh châu Âu, Anh, Ấn Độ và Brazil, với nỗ lực làm chậm sự lây lan của virus. Du nhập cảnh qua đường bộ từ Mexico và Canada cũng bị cấm.

Tại sân bay Frankfurt ở Đức, ông Hans Wolf đã xếp hàng ở quầy làm thủ tục với vẻ mặt xúc động khi chuẩn bị bay đến Houston để thăm cậu con trai mà ông đã không gặp suốt 2 năm. Ông cho biết đã đặt vé cho chuyến bay đầu tiên vào tháng 3 và kể từ đó đã phải dời lại 28 lần, tốn rất nhiều chi phí.

Trong khi đó tại sân bay London Heathrow, hai máy bay của hãng hàng không British Airways và Virgin Atlantic hướng đến New York cũng đã cất cánh cùng lúc từ các đường băng song song để đánh dấu sự kiện này.

Để đáp ứng nhu cầu tăng cao, các hãng hàng không đã tăng số lượng các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương và có kế hoạch sử dụng các máy bay lớn hơn.

Trên đường bộ, một hệ thống đặc biệt để hướng dẫn giao thông, với các nhà vệ sinh di động, đã triển khai trên 3 cây cầu dọc biên giới Mỹ-Mexico vời hàng dài người chờ đợi.

Chờ người thân tại sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, Mỹ ngày 8/11. Ảnh: REUTERS/Tuoitre

Giới chức Mỹ tuyên bố sẽ giám sát chặt chẽ tình trạng tiêm chủng của khách du lịch và vẫn sẽ yêu cầu họ xuất trình các xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Theo thông báo mới, bắt đầu từ ngày 8/11, du khách đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 có thể nhập cảnh vào Mỹ cho các chuyến đi không thiết yếu, bao gồm cả thăm gia đình hoặc du lịch, trong khi những khách du lịch chưa được tiêm vaccine chỉ có thể vào Mỹ trong các chuyến đi cần thiết.

Giai đoạn thứ hai, bắt đầu vào đầu tháng Giêng 2022, sẽ yêu cầu tất cả du khách phải được tiêm phòng đầy đủ mới có thể nhập cảnh trong mọi trường hợp.

Các cơ quan y tế Mỹ cho biết tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận sẽ được chấp nhận nhập cảnh bằng đường hàng không, bao gồm vaccine của AstraZeneca (Anh), Johnson&Johnson và Moderna (Mỹ), Pfizer/BioNTech (Mỹ/Đức), Covaxin (Ấn Độ), Sinopharm và Sinovac (Trung Quốc).

Trong khi đó, WHO bày tỏ lo ngại về tốc độ gia tăng số ca nhiễm COVID-19 ở châu Âu, cảnh báo rằng với đà này, có thể sẽ có “thêm nửa triệu ca tử vong do COVID-19” đến tháng 2/2022. Tuy nhiên, việc Mỹ mở cửa lại biên giới với hơn 30 quốc gia hiện nay vẫn làm nhiều người hạnh phúc và thở phào nhẹ nhõm khi có thể đoàn tụ với người thân hoặc đi du lịch sau hơn 20 tháng nước này áp đặt lệnh cấm nhập cảnh với nhiều quốc gia.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top