Thế giới

Trao quyền cho phụ nữ vì một ngày mai bền vững

ClockThứ Ba, 08/03/2022 18:07
TTH.VN - Khi thế giới tiếp tục cuộc chiến chống COVID-19 và phục hồi từ đại dịch này, và các Chính phủ hướng đến những chính sách nhằm xây dựng trở lại tốt hơn và xanh hơn, chúng ta đồng thời chịu ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng toàn cầu khác, đó là biến đổi khí hậu và tác động của vấn đề này đối với sức khỏe, quyền và sự bình đẳng của phụ nữ.

Đại dịch Covid-19 khiến tình trạng bạo lực giới ở EU nghiêm trọng hơnThanh niên và phụ nữ là nhóm dễ bị tổn thương nhấtViệt Nam đề cao vai trò của phụ nữ trong gìn giữ, xây dựng hòa bình

Phụ nữ và trẻ em gái đi bộ trên một con đường tại thủ đô Kabul, Afghanistan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Đây là nhận định được Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc (UNFPA), ông Bjorn Andersson đưa ra trong một bài viết được đăng tải trên Tờ The Jakarta Post ngày hôm nay (8/3).

Theo ông Bjorn Andersson, biến đổi khí hậu là sự nhân lên của các dạng dễ bị tổn thương và bất bình đẳng vốn đã tồn tại từ trước, bao gồm cả bất bình đẳng giới, thường dẫn đến những tác động tiêu cực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Trong giai đoạn 2010 - 2020, châu Á - Thái Bình Dương đã chiếm ba phần tư trong số 122 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Trong bối cảnh châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hứng chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới, chúng ta không thể bỏ qua những tác động không cân xứng của biến đổi khí hậu đối với phụ nữ và trẻ em gái. Bên cạnh đó, bạo lực trên cơ sở giới và những hành vi gây hại có sự gia tăng trong các nhóm dân số bị ảnh hưởng bởi vấn đề khí hậu. Những trường hợp khẩn cấp liên quan đến khí hậu cũng gây ra sự gián đoạn lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục thiết yếu, cũng như các loại thuốc cứu sinh.

Tất cả các bên liên quan đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo những nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như việc chuẩn bị, ứng phó và khắc phục sớm hậu quả thiên tai cần có được khả năng chống chịu với khí hậu và bao trùm hơn. Điều này sẽ đảm bảo rằng, phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ và thông tin về tình dục và sinh sản.

Tiếp đó, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNFPA lưu ý, tại Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ được tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) hồi năm 1995, cộng đồng toàn cầu đã nhất trí thúc đẩy một chính sách tích cực và rõ ràng về việc lồng ghép quan điểm về giới vào tất cả các chính sách và chương trình. Hơn 25 năm sau đó, chúng ta thấy rằng, tiến độ đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ còn chậm.

Vì lý do này, UNFPA và các đối tác đang đẩy mạnh nỗ lực để đảo ngược xu hướng đáng lo ngại đó, đồng thời đạt được sự tiếp cận toàn diện đối với các quyền và sức khỏe sinh sản, tình dục toàn diện cho tất cả mọi người.

Nhằm đảm bảo một tương lai tốt đẹp và bền vững hơn cho tất cả mọi người, điều quan trọng là cần đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi, bao gồm thông qua các dịch vụ sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình, tăng cường ra quyết định liên quan đến sức khỏe sinh sản và tình dục, bằng cách tăng cường các chính sách, các tổ chức và các mạng lưới nữ quyền và thanh niên, nhằm thúc đẩy và bảo vệ những nội dung này, hướng tới xây dựng các xã hội linh hoạt, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề này, UNFPA đang nỗ lực mang đến một thế giới mà phụ nữ có thể dẫn đầu trong việc đảm bảo một tương lai bền vững.

Nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3), UNFPA kêu gọi tất cả các Chính phủ tham gia cùng các nỗ lực và đầu tư để phổ cập sự tiếp cận về quyền và sức khỏe tình dục, sinh sản cho tất cả mọi người, bao gồm bằng cách đảm bảo sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và trẻ em gái trong hành động khí hậu.

Được biết, Liên Hiệp quc (LHQ) đã chọn “Bình đẳng hôm nay vì một ngày mai bền vững” là chủ đề của Ngày Quốc tế Phụ nữ năm 2022.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Jakarta Post & The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Món quà ý nghĩa từ... rác

Những chai dầu ăn, nước mắm, gói hạt nêm, hay cây xanh... được đổi từ những túi rác tái chế. Đó không những là món quà mọi người nhận từ các cơ sở hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) mà cũng là cách để bất cứ ai cũng có thể sẻ chia, góp phần chung tay giúp đỡ trẻ em, phụ nữ nghèo và góp phần bảo vệ môi trường. Bởi nguồn thu từ những bì rác tái chế đó được hội LHPN các cấp sử dụng trong việc nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi, giúp đỡ phụ nữ nghèo...

Món quà ý nghĩa từ  rác
Bàn giao "Mái ấm niềm tin" cho phụ nữ nghèo

Sáng 5/5, Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN xã Hương Phong tổ chức khánh thành và bàn giao Mái ấm niềm tin cho bà Trần Thị Đí, thôn Vân Quật Đông, xã Hương Phong.

Bàn giao Mái ấm niềm tin cho phụ nữ nghèo
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Return to top