Thế giới
Năng lượng gió và năng lượng mặt trời:

Tăng trưởng toàn cầu đang trên đà đáp ứng các mục tiêu khí hậu

ClockThứ Tư, 30/03/2022 17:02
TTH.VN - Trong một báo cáo vừa được công bố ngày hôm nay (30/3), Tổ chức nghiên cứu khí hậu độc lập Ember cho biết, năng lượng Mặt trời và năng lượng gió có thể tăng trưởng đủ để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C, nếu tốc độ tăng trưởng kép trung bình trong 10 năm ở mức 20% có thể được duy trì đến năm 2030.

Triển vọng từ trang trại thủy điện - điện mặt trời nổi lớn nhất thế giớiViệt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo

Năng lượng gió và năng lượng mặt trời đã chiếm 10,3% tổng sản lượng điện toàn cầu vào năm 2021. Ảnh minh họa: vneec.gov.vn/TTXVN

Theo đó, dữ liệu từ Ember cho thấy, sản lượng năng lượng mặt trời đã tăng 23% trên toàn cầu vào năm 2021, trong khi nguồn cung cấp năng lượng gió đã tăng 14% so với cùng kỳ. Tính tổng cộng, cả 2 nguồn năng lượng tái tạo này chiếm 10,3% tổng sản lượng điện toàn cầu, tăng 1% so với năm 2020.

Đáng chú ý, Hà Lan, Australia và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đối với các nguồn năng lượng tái tạo, đây là những quốc gia đã chuyển khoảng 10% nhu cầu điện từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng gió và năng lượng Mặt trời trong 2 năm qua.

Cũng trong báo cáo nói trên, Ember nhận định: "Nếu những xu hướng này có thể được nhân rộng trên toàn cầu, đồng thời được duy trì, thì ngành điện sẽ đi đúng hướng với mục tiêu 1,5 độ C".

Bên cạnh đó, ông Dave Jones, người đứng đầu chương trình toàn cầu của Ember cho hay, vấn đề chính hiện đang làm chậm lại tốc độ tăng trưởng là những hạn chế trên thực tế, chẳng hạn như việc cho phép; và nếu các Chính phủ muốn tăng tốc độ tăng trưởng, họ cần giải quyết các vấn đề làm chậm việc triển khai.

Tuy nhiên, bất chấp sự gia tăng của năng lượng gió và năng lượng Mặt trời, sản xuất nhiệt điện than cũng đã chứng kiến mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ ít nhất là năm 1985, tăng 9% vào năm 2021 ở mức 10.042 terawatt giờ (TWh), tương đương 59% tổng mức tăng về nhu cầu.

Điều này được ghi nhận trong một năm mà nhu cầu đã phục hồi nhanh chóng, khi năm 2021 chứng kiến ​​mức tăng hàng năm lớn nhất, được ghi nhận ở mức 1.414 TWh trong nhu cầu điện toàn cầu, tăng 5,4%. Trong đó, mức tăng nhu cầu lớn nhất được ghi nhận ở Trung Quốc, tăng 13% vào năm 2021 so với mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2019.

Báo cáo nói trên cũng lưu ý, quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào than để sản xuất điện, nhưng đã vượt qua cột mốc 1/10 sản lượng điện từ năng lượng gió và năng lượng Mặt trời lần đầu tiên vào năm 2021, cùng với 6 quốc gia khác. “Trung Quốc không chỉ lắp đặt mức kỷ lục năng lượng gió và năng lượng mặt trời, mà còn lắp đặt mức kỷ lục điện sạch, chẳng hạn như thủy điện, năng lượng hạt nhân và năng lượng sinh học, đồng nghĩa với việc sản lượng điện than của họ sẽ bắt đầu giảm", ông Dave Jones cho hay.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Return to top