Thế giới

Kêu gọi đầu tư 15 tỷ USD trong năm nay để đối phó với đại dịch COVID-19

ClockThứ Sáu, 08/04/2022 06:51
TTH.VN - Theo thông tin trên trang Xinhua Net ngày 6/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và ba tổ chức toàn cầu khác, bao gồm Liên minh Đổi mới Sáng tạo Sẵn sàng cho Dịch bệnh (CEPI), Quỹ Toàn cầu (Global Fund) và Quỹ Từ thiện Wellcome Trust vừa qua đã thúc giục phân bổ tài trợ 15 tỷ USD trong năm nay để chống lại đại dịch và củng cố hệ thống y tế của cả trong nước và quốc tế.

Nhật Bản bình thường hóa hoàn toàn hoạt động kinh tế, xã hội từ 21/3Đại dịch COVID-19 và thiệt hại lâu dài do đóng cửa trường họcĐảng Bảo thủ ủng hộ Chính phủ Anh thúc đẩy quan hệ với Việt NamCanada tìm cách tiếp cận "bền vững" hơn để đối phó với COVID-19Biến thể mới tiếp theo có thể sẽ lây lan mạnh hơn Omicron

Thế giới cần đầu tư 15 tỷ USD trong năm nay để đối phó với đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Theo đó, các tổ chức đã xuất bản tài liệu làm việc mang tên “Chiến lược toàn cầu để đối phó với rủi ro dài hạn của COVID-19”, trong đó kêu gọi triển khai nhiều hơn nữa hành động “ứng phó đại dịch toàn diện và tích hợp từ cộng đồng quốc tế”.

“Rõ ràng là COVID-19 sẽ tồn tại rất lâu dài và có rất nhiều kịch bản khác nhau về cách thức mà đại dịch này phát triển, từ kịch bản trở thành bệnh đặc hữu thể nhẹ đến nguy cơ trở thành biến thể nguy hiểm. Nhận thức này đòi hỏi một chiến lược quản lý mới, trong đó quản lý cả sự không chắc chắn và rủi ro dài hạn của COVID-19”, tài liệu chung lưu ý.

Nhận định về tình hình thực tế trong bối cảnh đại dịch, Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ IMF Gita Gopinath cho biết: “Nhìn chung, an ninh y tế là an ninh kinh tế. Cộng đồng quốc tế nên công nhận rằng việc tài trợ cho đại dịch sẽ giải quyết rủi ro hệ thống đối với nền kinh tế toàn cầu”.

Được biết, Phó Tổng Giám đốc Gita Gopinath lưu ý, bản cập nhật Triển vọng Kinh tế Thế giới hồi tháng 1 của IMF ước tính, thiệt hại tích lũy từ đại dịch lên đến 13,8 nghìn tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2020 – 2024. Cái giá của việc không hành động – đối với tất cả chúng ta – là rất đắt. Chúng ta cần phải hành động – ngay bây giờ, bà Gita Gopinath nhấn mạnh.

Nhắc lại về nhận xét của mình, Giám đốc Wellcome Trust Jeremy Farrar cho rằng, bây giờ không phải là lúc giảm bớt hành động nỗ lực chống lại đại dịch. Bởi hành động tiếp theo của virus sẽ như thế nào là điều không chắc chắn. Cùng lúc, nguy cơ xuất hiện các biến thể mới vẫn rất cao.

Trước tình hình này, chúng ta cần đặt mục tiêu về phát triển thế hệ vaccine tiếp theo có khả năng ngăn chặn lây nhiễm và không yêu cầu luôn phải có các mũi tiêm tăng cường. Cùng với đó là tăng cường giám sát bộ gene toàn cầu để xác định và theo dõi các biến thể mới, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận toàn cầu đối với vaccine, phương pháp điều trị và xét nghiệm. Để bất kỳ quốc gia nào không được bảo vệ chính là đẩy tất cả chúng ta vào rủi ro và thử thách, Giám đốc Farrar nhấn mạnh.

Cộng đồng quốc tế nên phân bổ thêm kinh phí để chống lại đại dịch và củng cố hệ thống y tế ở cả trong nước và quốc tế. Điều này sẽ đòi hỏi phải có 15 tỷ USD tài trợ trong năm nay và 10 tỷ USD hằng năm cho các năm tiếp theo.

Richard Hatchett, Giám đốc điều hành CEPI nhận định: “Con số này là rất cao, song nếu không đầu tư ngay từ bây giờ và xây dựng dựa trên lợi ích thu được từ các phản ứng chống lại đại dịch COVID-19, chi phí tổn thất về người và của thậm chí sẽ còn kéo dài trong nhiều thế hệ”.

Peter Sands, Giám đốc điều hành của Global Fund tin rằng, giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống lại COVID-19 sẽ khác. Chúng ta đang trong cuộc chiến lâu dài chống lại một loại virus tiếp tục phát triển. Vì vậy, chúng ta phải chuyển sang một phản ứng bền vững hơn, công nhận mối liên hệ giữa phản ứng với COVID-19, cùng lúc giải quyết các đại dịch như HIV, lao và sốt rét trước đó và chuẩn bị cho các mối đe dọa đại dịch trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuẩn bị các bước "nước rút" để thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả

Từ ngày 11 đến hết ngày 17/5, các sở giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) cùng các đơn vị đăng ký dự thi trên cả nước triển khai rà soát, kiểm tra, chỉnh sửa hoàn thiện thông tin đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của thí sinh. Với 1.067.391 thí sinh đăng ký, Bộ GD và ÐT có nhiều lưu ý trong triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Chuẩn bị các bước nước rút để thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đạt hiệu quả
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
FAO: Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4

Hãng tin Xinhua ngày 4/5 cập nhật thông tin từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 4 vừa qua. Đây là lần đầu tiên trong 2 năm, giá lương thực tăng trong nhiều tháng.

FAO Giá lương thực thế giới tiếp tục tăng trong tháng 4
Return to top