Thế giới

Báo Nhật: Việt Nam là "đối tác quan trọng" với tầm nhìn của Nhật Bản

ClockThứ Hai, 02/05/2022 10:58
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cho rằng Việt Nam là “đối tác quan trọng” trong việc hiện thực hóa tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản thăm Việt Nam: Chân thành, tình cảm, tin cậyThủ tướng Nhật Bản bắt đầu chuyến công du nước ngoài vì hòa bìnhHội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản tích cực thúc đẩy quan hệ hai nướcChính phủ Nhật Bản trao Huân chương tặng Giáo sư Võ Tòng XuânThủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio lên kế hoạch công du Đông Nam Á

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio chụp ảnh chung. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 1/5, các phương tiện truyền thông Nhật Bản đã phản ánh đậm nét chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Hãng thông tấn Kyodo dẫn lời Thủ tướng Kishida phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại thủ đô Hà Nội rằng Việt Nam là “đối tác quan trọng” trong việc hiện thực hóa tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Nhật Bản.

Theo Kyodo, về quan hệ song phương, tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Kishida và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải của Việt Nam và việc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) giúp Việt Nam tăng cường năng lực an ninh mạng.

Bên cạnh đó, hai bên đã quyết định lập trang web hỗ trợ cho người Việt Nam muốn sang Nhật Bản đào tạo theo chương trình thực tập sinh kỹ thuật, đồng thời cho phép họ có thể tiếp cận trực tiếp thông tin về các cơ hội việc làm và các tổ chức phái cử.

Bên cạnh đó, Nhật Bản cam kết cung cấp 19 tỷ yen (146 triệu USD) cho Việt Nam cải thiện năng lực quản lý thiên tai thông qua việc phóng các vệ tinh quan sát mặt đất.

Về các vấn đề khu vực và quốc tế, theo Kyodo, tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Kishida và người đồng cấp Việt Nam đã khẳng định tôn trọng chủ quyền của các nước.

Thủ tướng Kishida nói: “Chúng tôi khẳng định các quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng độc lập và chủ quyền của các nước. Việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở bất cứ khu vực nào đều không thể dung thứ.”

Bên cạnh đó, Thủ tướng Kishida cho biết hai bên đã nhất trí phản đối mạnh mẽ các nỗ lực thay đổi hiện trạng ở Biển Đông.

Kyodo cũng dẫn lời Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm khẳng định “Chúng tôi cam kết tăng cường quan hệ để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực.”

Với tiêu đề “Nhật Bản sẽ hợp tác với Việt Nam để đa dạng hóa các chuỗi cung ứng,” hãng Jiji Press đưa tin ngày 1/5, Thủ tướng Kishida đã công bố ý tưởng rằng Nhật Bản và Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để tăng cường các chuỗi cung ứng thông qua việc đa dạng hóa.

Phát biểu tại hội nghị chuyên đề về hợp tác Nhật-Việt tại Văn phòng Thủ tướng ở Hà Nội, Thủ tướng Kishida khẳng định dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cho thấy rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa các chuỗi cung ứng.

Theo Thủ tướng Kishida, Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho các ngành công nghiệp phụ trợ, vốn chủ yếu sản xuất các linh kiện, phụ tùng và hàng hóa trung gian khác, ở Việt Nam để các công ty Nhật Bản đang làm ăn ở nước này có thể hoạt động mà không bị gián đoạn.

Liên quan tới quá trình số hóa các thủ tục thương mại ở Việt Nam thông qua quan hệ hợp tác công-tư giữa hai nước, Jiji Press cho biết Thủ tướng Kishida đã bày tỏ hy vọng rằng nhiều vấn đề sẽ được giải quyết thông qua chuyển đổi số.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Trong một tin khác có tiêu đề “Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam cải thiện năng lực an ninh mạng cho quân đội,” Jiji Press cho biết ngày 1/5, Thủ tướng Kishida đã trao đổi ý kiến người đồng cấp Việt Nam rằng Nhật Bản sẽ giúp đỡ cải thiện năng lực an ninh mạng của quân đội Việt Nam.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo hai nước cũng nhất trí tiếp tục hợp tác để hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Trong khi đó, đài truyền hình NHK đưa tin tại cuộc hội đàm ở Hà Nội, hai thủ tướng đã nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, thương mại, năng lượng và môi trường. Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và giúp Việt Nam đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số.

Liên quan đến hợp tác trong vấn đề lao động, Nhật Bản khẳng định sẽ mở rộng tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng, du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản; hỗ trợ cộng đồng người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Hai bên nhất trí sẽ xây dựng một trang web chính thức nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho thực tập sinh kỹ năng Việt Nam.

Cũng tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm, trong đó nhất trí phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở bất cứ khu vực nào.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top