Thế giới

ASEAN và EU tái cam kết thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền

ClockThứ Năm, 27/10/2022 20:44
TTH - Tại Đối thoại Chính sách về Nhân quyền lần thứ 4, vừa diễn ra tại Jakarta (Indonesia), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) đã tái khẳng định cam kết tăng cường thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, cũng như đảm bảo các quyền tự do cơ bản của con người.

Doanh nghiệp EU: ASEAN sẽ quan trọng hơn về doanh thu toàn cầuASEAN, EU ký kết Hiệp định Vận tải Hàng không Toàn diện

Bảo vệ nhân quyền là trách nhiệm của mọi quốc gia, khu vực và quốc tế. Ảnh minh họa: Plan International Việt Nam/Lai Châu Online

Theo thông cáo báo chí chung, đối thoại bao gồm hàng loạt các vấn đề nhân quyền, như: làm thế nào để đảm bảo tốt hơn việc bảo vệ quyền trẻ em, quyền của người lao động di cư, ngăn chặn hành vi buôn bán người, tự do ngôn luận và quan điểm, tự do tôn giáo, niềm tin, quyền của người khuyết tật, môi trường và biến đổi khí hậu, quyền của phụ nữ, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội, cũng như bảo vệ quyền con người, cùng lúc cũng chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Mặc dù cả hai bên đều thừa nhận rằng còn nhiều thách thức, song cuộc đối thoại chính là cơ hội để ghi lại những dấu mốc tiến bộ quan trọng, đơn cử như trong lĩnh vực kinh doanh và nhân quyền ở ASEAN. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo các nước thảo luận về các tình huống khủng hoảng trên toàn thế giới và sự phân chia nhân quyền do chúng gây ra.

Là những người ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, EU và ASEAN đều nhấn mạnh rằng hợp tác đa phương và khu vực được củng cố bởi các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Hiến chương ASEAN, Tuyên bố Nhân quyền ASEAN và Tuyên bố Phnom Penh về việc thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD). Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các hiệp ước của EU và luật nhân quyền quốc tế. Trên đây đều là những văn kiện cần thiết giúp thúc đẩy hành động để vượt qua những thách thức toàn cầu hiện nay.

Được biết, EU và ASEAN đã xác định các bước tiến cụ thể để thúc đẩy việc bảo vệ nhân quyền, phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược hiện có của hai bên. Đáng chú ý, các bên đã lên kế hoạch chính thức hóa hợp tác vào đầu năm 2023 nhằm tăng cường hơn nữa năng lực của Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) và khám phá hợp tác trong các lĩnh vực. Trong đó, đảm bảo quyền của trẻ em, bảo trợ xã hội cho lao động di cư, quyền kinh doanh và quyền con người, tự do ngôn luận, phụ nữ, hòa bình và an ninh, cách tiếp cận nhân quyền trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa cực đoan, bạo lực... vốn được ASEAN xác định là những ưu tiên của khu vực.

Cũng liên quan đến sự kiện này, Đối thoại Chính sách về Nhân quyền lần thứ 4 giữa ASEAN và EU cũng có sự tham gia của các Cơ quan Nhân quyền Quốc gia (NHRIs) từ các nước ASEAN và EU. Các đại biểu đã chia sẻ những thực tiễn tốt nhất về đảm bảo tiếp cận công lý, cũng như triển vọng hợp tác nhân quyền giữa các cơ chế nhân quyền của khu vực và quốc gia.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top