Thế giới

Tổng Thư ký LHQ: G20 quan trọng trong giải quyết khủng hoảng toàn cầu

ClockThứ Tư, 16/11/2022 07:57
TTH.VN - Với dân số toàn cầu hiện ở mức 8 tỷ người và đang tăng lên, việc hành động hay không hành động của các nền kinh tế lớn nhất thế giới, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), sẽ đóng vai trò rất quan trọng để quyết định liệu người dân có thể sống trên một hành tinh hòa bình và khỏe mạnh hay không.

CNBC: Nhiều kỳ vọng tại Hội nghị thượng đỉnh G20Tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN, Mỹ cho thấy cam kết đối với khu vực

Quốc kỳ các nền kinh tế thành viên G20. Ảnh minh họa: POS-KUPANG.COM/TTXVN

Đây là nhận định được Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) António Guterres đưa ra trong một cuộc họp báo tại hòn đảo du lịch Bali của Indonesia, nhân Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 17 đang diễn ra ở Bali từ ngày 15 - 16/11.

Theo đó, người đứng đầu LHQ kêu gọi G20 hỗ trợ các sáng kiến ​​của ông, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng trên toàn thế giới, cũng như chuyển đổi kỹ thuật số.

Ông António Guterres cho rằng, Hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra vào “thời điểm quan trọng nhất, không chắc chắn nhất trong nhiều thế hệ”.

Trong đó, những chia rẽ về địa chính trị đang châm ngòi cho các cuộc xung đột mới, và khiến những cuộc xung đột cũ trở nên khó giải quyết, trong khi “người dân ở mọi nơi đang bị ảnh hưởng từ mọi hướng”, do tình trạng biến đổi khí hậu và chi phí sinh hoạt gia tăng.

“G20 là cơ sở để hàn gắn sự chia rẽ và tìm câu trả lời cho những cuộc khủng hoảng này và hơn thế nữa”, Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh; đồng thời đề xuất việc xây dựng một Hiệp ước Đoàn kết Khí hậu, tập hợp những nền kinh tế phát triển và mới nổi, nhằm kết hợp các nguồn lực và năng lực để mang lại lợi ích cho mọi người trên hành tinh.

Cũng theo ông António Guterres, hiệp ước này sẽ chứng kiến các quốc gia giàu có và các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật, để hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Return to top